Công nghệ xử lý nước thải nào cho thực trạng ô nhiễm các kênh rạch tại TP. Hồ Chí Minh đang là câu hỏi khó cho các nhà chức trách cũng như các công dân sống quanh khu vực này.
Xử lý nước thải sinh hoạt tại TP. HCM ngày càng trở nên nghiêm trọng vì hệ thống kênh rạch quá nhiều cộng với tình trạng diễn biến phức tạp của ô nhiễm nguồn nước. TP. HCM có hệ thống kênh rạch chằng chịt với hàng trăm kênh rạch nối tiếp nhau tạo nên mỹ quan đối với con người. Nhiều kênh ở đây trở thành địa điểm vui chơi, giải trí, là tuyên giao thông đường thủy quan trọng nối tiếp giữa các khu vực nội thành với nhau.
- Điều đáng báo động là nhiều tuyến kênh ngoài nhiệm vụ thoát nước cho hàng triệu hộ dân thì nó còn thực hiện “nhiệm vụ” quan trọng khác đó là nơi chứa đựng của rác thải, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Sẽ không có gì đáng nói nếu như tình trạng trên tiếp diễn thường xuyên, từ năm này qua năm khác và thậm chí có xu hướng lan rộng nhưng hầu như vẫn chưa có hướng khắc phục kịp thời. Điển hình là những tuyến kênh như kênh Đôi, kênh Tàu Hủ, kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Nước Đen, sông Vàm Thuật, Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Ba Bò,… luôn nằm trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
- Xả thải, lấn chiếm và xây dựng nhà ở của hàng triệu hộ dân xảy ra thường xuyên. Điều này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang kênh rạch và mỹ quan đô thị. Không dừng lại ở đó, nhiều tuyến kênh hầu như đã “chết” khi sự ô nhiễm trở nên đỉnh điểm với rác thải sinh hoạt ngập ngụp làm mất khả năng thoát nước; nước sinh hoạt và sản xuất được xả trộm, xả lén cả ngày lẫn đêm tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm.
- Khi tình trạng và chất lượng nguồn nước của kênh rạch suy giảm, bồi lắng và ô nhiễm thì ý thức của người dân vẫn chưa được nâng cao. Hầu hết dọc các tuyến kênh này bị người dân xâm chiếm và thường tụ tập mở nhiều cửa hàng kinh doanh, buôn bán, chợ, cửa hàng rửa xe, sửa xe,… các sản phẩm thừa, rác thải tuông thẳng ra hệ thống kênh rạch. Chính vì thế mà quanh năm kênh rạch ở Sài Gòn luôn tồn tại trong tình trạng nguồn nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối khó chịu.
Thực trạng ô nhiễm môi trường tại một số kênh ở TP. HCM
- Nhiều kênh rạch được cải tạo, nâng cấp hoàn toàn nhưng chất lượng vẫn chưa được xử lý kịp thời. Kênh Tân Hóa – Lò Gốm dù đã được thay đổi với tổng chi phí khoảng 5.000 tỷ đồng có diện tích 19 km. Tuy nhiên, chất lượng nước kênh này vẫn chưa có sự thay đổi tích cực.
- Chắc bạn cũng có nghe qua cái tên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè rồi nhỉ! Ngoài lịch sử hình thành đầy huy hoàng của nó thì kênh Nhiêu Lộc cũng đi vào tiềm thức của người dân Sài Gòn với thực trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trong gần 10 năm, kênh này hầu như đều sống chung với ô nhiễm và hậu quả là cá chết hàng loạt, khối lượng có thể lên đến hàng nghìn tấn. Tuy đã được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng kênh Nhiêu Lộc vẫn trong tình trạng rác thải và chất thải sinh hoạt chưa giải quyết triệt để.
- Nhắc đến kênh Tham Lương chắc mọi người sẽ lắc đầu ngao ngán. Kênh này chảy qua các địa phận như Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, quận 12, quận Gò Vấp,… luôn trong tình trạng ô nhiễm. Với kinh phí gần 27.000 tỷ đồng, người ta hy vọng sẽ thay đổi diện mạo và hồi sinh được sự sống cho dòng kênh này. Tuy nhiên với tiến độ thi công chậm chạp thì quá trình xả thải cứ tiếp diễn nên tình trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Cũng tương tự tình trạng như trên, rạch Bàu Trâu (quận 6) được xem là con rạch chết. Vào mùa mưa, rác thải ở đây ngập tràn không thể tự thoát nước. Ngoài ra còn có rạch Phan Văn Hân (quận Bình Thạnh) với nguồn nước đen kịt, mùi hôi thối nồng nặc. Chưa kể rác thải sinh hoạt vá rác thải hữu cơ dày đặc cho thấy mức độ ô nhiễm ở đây rất cao.
Giải pháp xử lý nước thải kênh rạch hiệu quả
- Nhằm giảm tải thực trạng nước thải sinh hoạt, TP.HCM đã đầu tư và xây dựng 2 hệ thống xử lý nước thải tập trung có công suất 171.000 m3/ngày đêm. Với hệ thống này, nước thải sinh hoạt được xử lý đến 13,2%. Đây là điều quan trọng nhằm tránh lượng nước thải thải trực tiếp ra hệ thống kênh rạch toàn thành phố.
- Tiến hành tổ chức cải tạo, nâng cấp, nạo vét và khơi thông dòng chảy để cải thiện môi trường dọc các tuyến kênh. Ngoài ra, UBND TP. HCM thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dọc các tuyến kênh không được xả rác, chất thải. Nghiêm chỉnh xử phạt đối với các trường hợp cố ý vi phạm xả thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
- Cần tìm và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, ứng dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại. Và đây là điều kiện tối ưu nhất để xử lý nước thải ô nhiễm tại một số kênh vẫn trong tình trạng thực hiện dang dở như kênh Tân Định, rạch Xuyên Tâm,…
Công ty môi trường Hợp Nhất mong rằng những thông tin trên phần nào giúp chúng ta nắm rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường kênh rạch cũng như công nghệ xử lý nước thải cho thực trạng này. Trong thời gian sắp tới, Hợp Nhất hi vọng sẽ được chung tay đồng hành với Quý khách hàng trong các dịch vụ về môi trường, xử lý môi trường và bảo vệ môi trường. Hotline 24/7 của chúng tôi 0938 857 768.