Khi nhu cầu sống ngày càng tăng cao, con người dần quan tâm đến chất lượng nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Theo đó, số lượng gia súc và các cơ sở giết mổ tăng lên không ngừng. Vì những hoạt động này mà lượng chất ô nhiễm dư thừa trở thành nguồn ô nhiễm đối với môi trường. Vậy đâu là công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc đạt chuẩn, cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
1. Đặc tính của xử lý nước thải giết mổ gia súc
Nước thải giết mổ gia súc thường chứa lượng dầu mỡ, chất hữu cơ, nito, photpho, chất bảo quản, lông, xương hoặc thức ăn thừa phát sinh chủ yếu trong quá trình vệ sinh chuồng trại, vệ sinh dụng cụ giết mổ, chế biến hoặc nước thải từ quá trình sinh hoạt của con người. Trong đó:
- Chất hữu cơ (chiếm 70 – 80%) gồm hợp chất hydrocacbon, proxit, axit amin, chất béo và dẫn xuất của chúng
- Chất vô cơ (chiếm 20 – 30%) chứa nhiều cát, đất, bùn, muối clorua, khí SO2, NH3,…
- Chất dinh dưỡng (gồm N, P) có tỷ lệ tương đối cao. Vì nito dễ phản ứng với oxy nên chúng sẽ hình thành các khí như NH4+, NO2-, NO3-. Trong đó, hàm lượng P chiếm 0,25 – 1,4% và tồn tại dưới dạng (HPO4)2-, H2PO4, (PO4)2-, metaphotphate và photphat hữu cơ.
2. Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
- Từ quá trình giết mổ, nước thải được dẫn về hố thu gom thành nguồn nguồn nước tập trung lớn. Song chắn rác lúc này thực hiện nhiệm vụ tách bỏ chất hữu cơ, vật rắn có kích thước lớn nhằm đảm bảo cho quá trình tắc nghẽn hoặc hư hỏng các công trình xử lý nước thải giết mổ gia súc phía sau hạn chế xảy ra.
- Nước thải giết mổ thường chứa hàm lượng dầu mỡ khá cao, vì chúng thường có trọng lượng nhỏ hơn nước nên có xu hướng nổi lên trên mặt nước và được gạt bỏ nhờ váng gạt thu gom và đem đi xử lý.
- Sau đó nước thải chảy qua bể điều hòa. Bể điều hòa điều chỉnh nồng độ và lưu lượng nguồn nước thải nhằm tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí hoặc hạn chế quá trình quá tải xảy ra. Với hệ thống thổi khí liên tục với nhiệm vụ xáo trộn nguồn nước liên tục giúp cặn luôn chuyển động không ngừng và đồng thời cung cấp nguồn oxy ổn định và giảm hàm lượng BOD.
- Tiếp theo nước thải được xử lý tại bể UASB, nước và hỗn hợp bùn lỏng tồn tại song song. Giữa lớp bùn hình thành lớp khí metan và hình thành nên các hạt dạng lơ lửng. Lúc đó, bùn tiếp xúc với nhiều chất hữu cơ nên quá trình phân hủy diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Song song, một lượng bọt khí nổi lên trên kéo theo hàm lượng lớn bùn. Quá trình này hình thành nên khí CH4 và CO2 và dễ dàng thoát ra bên ngoài.
2.1. Tại bể Anoxic
- Bể Anoxic tiếp nhận nguồn nước và diễn ra quá trình Nitrat hóa bằng việc khử nitrat thành nito. Nguồn oxy cung cấp hoặc thu nhận được đều được vi sinh vật hấp thụ, lượng oxy này được cung cấp một phần nhờ thiết bị khuấy trộn hoạt động thường xuyên.
2.2. Tại bể Aerotank
- Nguồn nước này tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank. Đây là quá trình xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng phương pháp sinh học hiếu khí bằng việc cung cấp nguồn oxy ổn định bằng thiết bị khuấy trộn. Lúc này, VSV tiếp nhận nguồn oxy hòa tan và tiến hành oxy hóa các chất hữu cơ trong nguồn nước.
2.3. Tại bể lắng sinh học
- Sau đó, nước thải được xử lý qua bể lắng sinh học. Trong ống trung tâm, lượng bông cặn trong nước va chạm vào thành ống và lắng xuống đáy bể. Một lượng bùn lắng này đưa ngược về bể Aerotank để duy trì mật độ sinh khối và phần còn lại dẫn về bể chứa bùn và đem đi xử lý định kỳ.
2.4. Tại bể trung gian và bể lọc
- Bể trung gian và bể lọc áp lực giúp loại bỏ hoàn toàn lượng cặn lơ lửng trong nguồn nước. Cuối cùng, nước sẽ trải qua giai đoạn khử trùng nguồn nước. Hóa chất NaOCl có tác dụng khử hoàn toàn nguồn vi khuẩn, sinh vật, nấm, mầm bệnh còn sót lại nhằm đảm bảo nguồn nước được xử lý triệt để hoàn toàn và đạt chuẩn đầu ra.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải giết mổ gia súc, công ty môi trường Hợp Nhất chuyên dịch vụ xử lý nước thải, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mới hoặc cải tạo, bảo trì hệ thống cũ xử lý nước cấp, xử lý khí thải.Liên hệ theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!