Khi đầu tư vào thiết bị xử lý nước cấp nồi hơi đòi hỏi phải giảm đáng kể việc sử dụng hóa chất, nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống. Nhiều phương án được đề xuất bao gồm lọc tiền xử lý, bổ sung hóa chất loại bỏ chất dạng hạt, điều hòa các đặc tính nước.
Tiếp theo các quy trình màng tham gia loại bỏ số lượng lớn chất khoáng hòa tan, trao đổi ion, khử trùng là những bước xử lý cuối cùng. Vậy những hệ thống nào thường ứng dụng để xử lý nước cấp nồi hơi đáng tin cậy và hiệu quả nhất.
Cùng Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về các hệ thống tốt nhất để xử lý nước cấp tại các nồi hơi!
1. Mục tiêu của việc xử lý nước cấp nồi hơi
- Giảm chất rắn lơ lửng giúp bảo vệ thiết bị hạ lưu như thẩm thấu ngược
- Điều hòa tính chất hóa học của nước cấp bằng cách sử dụng chất đóng cặn, chất khử, axit hoặc xút
- Giảm nồng độ lớn chất lơ lửng, chất hữu cơ thông qua các hệ thống RO
- Giảm khí O2 và CO2 trong nước
- Giảm mức độ dẫn điện, silica, natri, TOC
Có nhiều vấn đề nếu bạn không có cách xử lý nước cấp nồi hôi. Vì khi nồng độ tạp chất ngày càng tăng sẽ gây ra cáu cặn, làm tăng khả năng chịu nhiệt nên lò hơi giảm hiệu quả hoạt động. Đối với lò hơi, tùy thuộc vào yêu cầu mà sử dụng một số quy trình như xử lý hóa học, làm mềm, lọc phương tiện kép, hấp phụ cacbon, màng RO, trao đổi ion.
2. Các hệ thống xử lý nước cấp nồi hơi
2.1. Hệ thống hấp phụ
- Chủ yếu dùng than hoạt tính, zeolite,… để loại bỏ sắt, mangan, TOC cùng nhiều chất ô nhiễm khác.
- Không cần sử dụng hóa chất độc hại.
- Chất hấp phụ bị quá tải vì nồng độ chất hữu cơ lớn.
- Các vật liệu hấp phụ đòi hỏi phải được xử lý hoặc tái tạo bằng cách dùng hóa chất.
2.2. Hệ thống lọc phương tiện
- Thường dùng cát, than antraxit để xử lý nước vì tính đơn giản, hiệu quả cao.
- Bộ lọc loại bỏ dầu mỡ, tổng cacbon hữu cơ, giảm độ mặn, tiêu thụ năng lượng tối thiểu.
- Yêu cầu sử dụng hóa chất để tăng kích thước các hạt, tăng khả năng phân tán và tái tạo môi trường.
2.3. Oxy hóa trong xử lý nước cấp nồi hơi
- Sử dụng chất oxy hóa như clo, pemanganat, ozone được dùng để xử lý nước trong sản xuất.
- Quá trình oxy hóa có khả năng khử chất hữu cơ, chất vô cơ (sắt, mangan).
- Chi phí xử lý lớn vì yêu cầu hóa chất cao, máy bơm định lượng.
- Tuổi thọ thiết bị đạt đến 10 năm nếu được bảo dưỡng định kỳ.
2.4. Hệ thống lọc màng
- NF và RO thường thay thế cho các quy trình tiền xử lý.
- Hệ thống màng thay thế tạo ra dòng thẩm thấu cao, đặc biệt nó ứng dụng trong các thiết bị xử lý nước cấp cho các lĩnh vực công nghiệp.
- Modun màng NF-RO là lựa chọn khả thi về mặt kinh tế cho nhiều lò hơi.
- Việc lựa chọn màng dựa vào vật liệu màng, tốc độ, yêu cầu nồng độ (độ cứng, độ dẫn điện, TDS).
- Quy trình lọc màng cho phép giảm độ cứng, TSS, TDS, loại bỏ chất thải hữu cơ, mùi hơi.
2.5. Thẩm phân điện trong xử lý nước cấp nồi hơi
- ED (thẩm phân điện) hoạt động dựa trên cơ chế điện hóa khử mặn nước, tái chế nước.
- Công nghệ này dùng ion hòa tan tách ra khỏi nước qua màng thấm ion dựa vào tác động của điện thế.
- Màng ED không dễ bị phân hủy bởi clo, có thể xử lý bề mặt, nước thải có nồng độ chất hữu cơ lớn mà không gây tắc nghẽn.
2.6. Hệ thống khử điện dung (CDI)
- Là công nghệ mới nổi trong lĩnh vực xử lý nước sạch, các ion hấp phụ trên bề mặt các điện cực xốp tạo ra nước khử ion trong môi trường điện áp thấp.
- Điện cực âm hút ion tích điện dương như canxi, magie và natri; và các điện cực dương hút điện tích âm như clorua, nitrat, silica.
- Cơ chế xử lý thông qua hấp thụ vật lý, hấp thụ hóa học, lắng đọng điện.
Các hệ thống xử lý nước cấp nồi hơi hoạt động phải đáng tin cậy, hoạt động cao, giảm chi phí xử lý, thiết kế phù hợp dựa trên nhu cầu từng hệ thống. Cần hỗ trợ thêm nhiều giải pháp xử lý nước cấp thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước cấp Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768