4 nguồn gây ô nhiễm môi trường đại dương

Không chỉ gói gọn trong phạm vi châu lục, sông, hồ, kênh, rạch, ô nhiễm dần lan rộng đến các khu vực biển đại dương. Người ta phát hiện ra rằng, so với thời kỳ tiền sử, đại dương hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy ô nhiễm có nguồn gốc từ đâu? Cách các nước đối phó với ô nhiễm đại dương như thế nào? Để biết thêm chi tiết, cùng Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu ngay nhé!

Trái đất nóng lên và gia tăng ô nhiễm

Vì ảnh hưởng từ BĐKH, trái đất đang dần nóng lên gây ra hàng loạt cái chết cho nhiều sinh vật và phá vỡ môi trường sống dưới biển. Khi trái đất nóng lên làm tăng nhiệt độ trung bình, việc đốt nhiên liệu hóa thạch giải phóng khí nhà kính là nguyên nhân hàng đầu.

Khi nhiệt độ nước tăng, các rặng san hô không thích nghi kịp và chúng bị tẩy trắng. Các rặng san hô cũng mất đi một lượng lớn sinh vật gây ra nhiều thiệt hại cho các giá trị và tài nguyên biển dưới nước.

Các khu vực nước mặt và nước ngầm trên đất liền bị phá hủy bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Còn môi trường biển chịu tác động từ những nguồn ô nhiễm? Trước tiên, vấn đề mà biển và đại dương đang phải đối mặt là rác thải. Sau đó phải kể đến nước thải từ đất liền thải vào, nhất là các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên với mức độ ô nhiễm vượt gấp hàng chục lần.

Chất thải hạt nhân

Các quy trình công nghiệp, y tế và khoa học sử dụng nhiều chất phóng xạ. Nhắc đến chất thải hạt nhân hẳn nhiên bạn sẽ nghĩ ngay đến nhiều bất lợi đối với môi trường sống dưới biển. Loại chất thải này phát sinh từ một số nguồn như:

  • Các nhà máy điện hạt nhân tạo ra chất thải phóng xạ.
  • Nhà máy tái chế hạt nhân có nguồn phát thải lớn, một số nơi tìm thấy loại chất thải này phải kể đến Bắc Âu, đại dương và Greenland.
  • Khai thác và chế biến uranium và thorium.
  • Các cơ sở y tế, cơ quan thí nghiệm và công nghiệp.

Ô nhiễm bởi dầu

Các đại dương hiện nay bị ô nhiễm dầu nghiêm trọng. Giao thông đường biển tại nhiều quốc gia hoạt động rầm rộ vì thế thường xuyên xảy ra nhiều sự cố như tràn dầu, khai thác dầu bị rò rỉ ra bên ngoài. Ước tính, lượng dầu tràn chiếm 12% trên đại dương. Còn phần còn lại bắt nguồn từ hoạt động du lịch, vận chuyển và bãi thải.

Các sự cố tràn dầu là vấn đề nghiêm trọng nhất. Một số sự cố tràn dầu lớn nhất trong lịch sử diễn ra ở Horizon (Mỹ), Kuwait (Iraq), Vịnh Campeche (Mexico), Toboga (Tây Ấn,…),… dầu tràn là một thảm họa khi phá hủy môi trường sống của động, thực vật dưới biển.

Thông thường, dầu không thể hòa tan trong nước, hình thành lớp váng cặn trong nước. Đây là nguyên nhân khiến cá chết, phá hủy môi trường sống của thực vật, ngăn chặn quá trình quang hợp của nhiều sinh vật.

4 nguồn gây ô nhiễm môi trường đại dương
4 nguồn gây ô nhiễm môi trường đại dương

Nước thải công nghiệp

Đây là nguồn nước thải rất lớn,tạo ra nhiều chất ô nhiễm nguy hại đối với con người và môi trường sống. Có rất nhiều ngành công nghiệp sử dụng nước ngọt, mang chất thải xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận là sông, hồ, đại dương. Một số chất ô nhiễm được tìm thấy gồm:

  • Amiang: chất độc hại gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
  • Chì: kim loại nặng rất khó phân hủy, khó làm sạch.
  • Thủy ngân: chất độc ảnh hưởng rất lớn, gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe con người.
  • Nitrat và photphat: có nguồn gốc từ phân bón, được rửa trôi từ các khu vực trồng trọt, nông nghiệp. Với hàm lượng lớn, chúng sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.
  • Lưu huỳnh: chất phi kim loại có hại cho sinh vật biển.
  • Dầu: dầu thường không tan trong nước, ngăn chặn sự phát triển của sinh vật biển.

Ngăn ngừa ô nhiễm đại dương

Nhiều biển, đại dương thoát khỏi ô nhiễm nhờ áp dụng một số luật. Chẳng hạn ở châu Âu bắt đầu bảo vệ đại dương ra khỏi chất thải bằng cách:

  • Năm 1989, các nước ở tây Bắc Âu (ngoại trừ Anh) đã chấm dứt việc đổ chất thải.
  • Năm 1990 chấm dứt việc đổ bùn thải.
  • Năm 1986, các vùng biển châu Âu ngừng đổ chất thải hạt nhân.

Còn Luật môi trường của Liên minh châu Âu gồm:

  • Thực thi quy định về BVMT ra khỏi nguồn ô nhiễm.
  • Bảo vệ vùng nước mặt nội địa, nước ven biển bằng cách thu gom, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp.
  • Giảm thiểu việc thải nitrat vượt quá ngưỡng cho phép.
  • Xây dựng tiêu chuẩn về chất lượng nước uống.
  • Bảo vệ nguồn nước ngầm thoát khỏi chất ô nhiễm.