Nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, một số mô hình trồng rau xanh thân thiện với môi trường đã được hình thành và phát triển tại một số tỉnh thành mang lại tín hiệu tích cực. Dưới đây là một số mô hình điển hình.
1. Mô hình trồng rau xanh hữu cơ bảo vệ sức khỏe tại Hội An
Dự án “Xây dựng và phát triển mô hình trồng rau hữu cơ tại xã Cẩm Thanh, TP Hội An” là điểm sáng trong việc sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường.
Bởi lẽ ở đây áp dụng phương thức canh tác nói không với thuốc trừ sâu, phân hóa học góp phần tạo nên nhiều sản phẩm sạch và an toàn hơn đối với người tiêu dùng mà không cần bất cứ giai đoạn xử lý môi trường nào so với các mô hình khác.
Hợp tác xã hữu cơ và du lịch Thanh Đông cho ra vườn rau cung ứng ra thị trường đạt chứng nhận PGSS và cung ứng cho nhiều nhà hàng, trường học, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn TP Hội An.
Vườn rau hữu cơ Thanh Đông còn trở thành điểm đến thu hút hàng nghìn lượt tham quan của du khách, học sinh, sinh viên muốn nghiên cứu và tìm hiểu học tập theo các phương pháp trồng rau này.
Với hơn 12.373 m2 đất canh tác, 10 hộ dân tham gia chủ yếu là phụ nữ làm chủ đã mạnh dạn tham gia dự án trồng rau sạch vừa giúp BVMT vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững hơn.
Từ những buổi tập huấn và tuyên truyền, họ đã hiểu được những tác hại của thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón hóa học tạo ra nhiều mối đe dọa với sức khỏe con người.
Các chủng loại ra trồng ở đây gồm cải xanh., rau húng, quế, ngò gai, hành, dưa leo, bí đao, bó đỏ, cà rốt,… với quy trình kỹ thuật sản xuất qua nhiều giai đoạn, giám sát trước khi thu hoạch tiêu thụ ra thị trường.
2. Mô hình trồng rau xanh thân thiện với môi trường tại Thanh Hóa
Đây là mô hình trồng rau thủy canh tạo ấn tượng nhất trong công nghệ trồng rau sạch hiện nay. Mô hình này được thực hiện tại thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) do Công ty CP Thủy Canh Phố đứng ra thực hiện.
Mô hình này hoàn toàn thân thiện với môi trường vì không sử dụng thuôc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giai đoạn chọn giống được xử lý bằng mùn dừa có sẵn, sau khoảng thời gian 10 – 12 ngày cây sẽ được chuyển đến hệ thống thủy canh tuần hoàn và cung cấp chất dinh dưỡng.
Song song, người trồng sẽ theo dõi các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ chất dinh dưỡng, độ pH để giúp cây đảm bảo đạt năng suất cao. Các chất dinh dưỡng sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng loại rau, có thể loại bỏ những chất độc hại đối với cây trồng.
Với diện tích hơn 1.000 m2, rau trồng sinh trưởng trong dung dịch được trang bị công nghệ hiện đại như phun sương tự động, bể dinh dưỡng tuần hoàn, hệ thống giàn thủy canh ngang,… tạo môi trường lý tưởng để rau trồng phát triển bình thường.
Đặc biệt, rau thủy canh được trồng trong mô hình khép kín nên có thể tránh được những tác động bên ngoài và các dịch bệnh, sinh vật có hại khác. Mỗi ngày, mô hình này cho ra 70 – 80 kg rau các loại như cải xanh, cải bó xôi, xà lách,… đưa đến các siêu thị, cửa hàng rau sạch trên địa bàn tỉnh.
3. Mô hình trồng rau xanh thủy canh thu được 100 triệu đồng/tháng
Đó là câu chuyện của anh Lê Quốc Đức (Đà Lạt) với công việc sản xuất ra sạch và thu về 100 triệu đồng mỗi tháng. Nghe có vẻ vô lý nhưng câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn tin rằng đây là hoàn toàn là một câu chuyện khởi nghiệp thành công.
Từ những đam mê với việc trồng rau, anh Đức đã mạnh dạn xây dựng nhà công nghệ với diện tích 1.000 m2 với hệ thống nhà kính, giàn trồng rau, ống nước, máy bơm,… giúp cây trồng tránh được những rủi ro hơn so với các loại rau trồng theo phương pháp truyền thống khác. Mỗi ngày năng suất thu hoạch có thể đạt từ 100 – 150 kg rau các loại để cung ứng ra thị trường.
Ở vườn rau này có lắp đặt 10 đường ống thành 1 giàn để đặt cây giống. Bên trong các đường ống anh cho phân bón, nước bơm liên tục tạo thành vòng tuần hoàn giúp cây dễ dàng hấp thu các dưỡng chất cần thiết.
Ngoài ra để tránh các bệnh nhiễm khuẩn, dịch bệnh thì anh Đức có sử dụng các loại giống có khả năng kháng khuẩn chất lượng cao. Vì thế chất lượng rau ở đây luôn đạt tiêu chuẩn nên được phân phối đều đặn đến các siêu thị ở Đà Lạt. Do đó mà mỗi năm vườn rau có thể thu về hàng tỷ đồng.
Với mô hình này thì các chất dinh dưỡng được tận dụng tối đa, đảm bảo không phát sinh và không cần xử lý nước thải.