Ngày nay, khái niệm xử lý nước thải bằng hệ thống sinh thái khép kín dựa trên hệ thống truyền thống chuyển hẳn sang xử lý chu kỳ với mục đích bảo tồn nguồn nước. Cụ thể, chu trình xử lý và sản xuất chất dinh dưỡng từ nguồn đầu vào, khép lại vòng lặp tài nguyên trở thành cách tiếp cận nước thải có giá trị.
Chiến lược XLNT sinh thái được cho góp phần giảm thiểu tác hại đối với nước mặt và nước ngầm. Trong bối cảnh xã hội ngày càng xung đột trong việc sử dụng nguồn nước khan hiếm thì việc tăng cường sử dụng nước thải đã qua xử lý là rất quan trọng. Vậy những hệ thống sinh thái nào được đánh giá cao?
Hệ thống đất ngập nước
- Chu trình hóa học, vật lý và năng lượng mặt trời có tác dụng làm sạch nước thải, tăng hiệu quả xử lý
- Ứng dụng thêm thực vật (bèo tây) có chức năng hấp thụ kim loại nặng cùng với vi khuẩn, sinh vật phù du càng làm sạch nguồn nước hơn
- Lợi thế của hệ thống so với các quy trình khác không cần cơ giới hóa vì các phản ứng xảy ra tự nhiên nên mang lại khả năng kinh tế hơn
- Hệ thống còn cho phép khôi phục tài nguyên nên được coi là công nghệ chi phí thấp nhưng đòi hỏi phải có nhu cầu về đất
- Việc sử dụng hệ thống này đòi hỏi phải xem xét đến yếu tố khí hậu, địa hình, đặc điểm nước thải đầu vào và mức độ ô nhiễm
Hệ thống kỵ khí
- Đây là quá trình XLNT nhân tạo không yêu cầu diện tích lớn mà dựa vào sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí tăng trưởng trong môi trường thiếu oxy để phân hủy chất thải
- Hệ thống còn tạo ra nguồn khí metan dồi dào và được tái sử dụng như nguồn năng lượng thay thế (khí sinh học)
- Lợi ích của UASB như giảm TSS đến 50 – 80%, ổn định bùn thải và đặc biệt yêu cầu năng lượng thấp
- Vì khả năng khử nito và photpho tốt nên công nghệ kỵ khí thường sử dụng trong xử lý nước thải thủy sản giàu chất dinh dưỡng
- UASB không hoàn toàn hiệu quả để loại bỏ mầm bệnh mà cần nhiều phương pháp xử lý phía sau nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xả thải
- Bể phản ứng hỗn hợp là dạng cải tiến từ hệ thống UASB kết hợp cùng ưu điểm của lớp bùn dòng chảy ngược và bể phản ứng màng cố định tiết kiệm và dễ thiết kế, vận hành hơn
Xử lý tầng chứa nước (SAT)
- Cơ chế hoạt động dựa vào lọc địa lý, trong đó nước thải đã qua xử lý sẽ nạp lại tầng chứa nước và sau đó rút ra để tái sử dụng
- Tại nhiều khu vực khan hiếm nước, nước thải trở thành nguồn tài nguyên đáng kể để cải thiện nguồn nước ngầm. Tại nhiều HTXLNT, khử nito được xử lý lại làm tăng khả năng giảm nồng độ nitrat trong tầng chứa nước
- Hệ thống SAT hoàn toàn không tốn kém mà lại còn có thể loại bỏ tốt mầm bệnh, BOD, TSS, sinh vật gây bệnh mà không đòi hỏi kỹ thuật cao
- Yêu cầu tiền xử lý đối với hệ thống SAT khác nhau tùy thuộc vào mục đích việc bổ sung nước ngầm, nguồn nước tái sử dụng
- Yêu cầu thiết kế hệ thống đòi hỏi các bể thấm, bể cố định có khoảng cách lớn từ 45 – 106m cho phép tái sử dụn nước thải đã qua xử lý
- Nước sau xử lý được cấp cho cây trồng, chất dinh dưỡng sử dụng làm phân bón
Như vậy, những hệ thống sinh thái mặc dù đơn giản nhưng lại mang đến nhiều lợi thế về kinh tế và tiềm năng tuần hoàn sử dụng tài nguyên an toàn hơn. Trong vấn đề này vẫn còn nhiều yêu cầu về kỹ thuật, sức khỏe, kinh tế bền vững cũng được xem xét.
Liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ tư vấn!