Ngoài nước thô, công nghệ màng lọc hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch và khử mặn nước thải. Nhắc đến kỹ thuật này, thẩm thấu ngược, lọc nano và thẩm phân điện được ứng dụng ngày càng phổ biến. Vậy tại sao 3 giải pháp công nghệ màng này lại được ưa chuộng? Cùng Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây.
Vai trò của công nghệ màng lọc
Các quy trình xử lý có tính chọn lọc tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như mục đích, yêu cầu chất lượng, đặc tính nước. Dựa vào vai trò và đặc tính mà công nghệ màng trở thành quy trình cốt lõi để loại bỏ VSV. Trong khi đó, đặc điểm nước thải công nghiệp ngày càng phức tạp nên việc sử dụng quy trình màng lọc để XLNT cũng đóng vai trò quan trọng mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn so với phương pháp xử lý thông thường.
Công nghệ màng đạt được nhiều thành tựu trong XLNT, chúng được đánh giá cao về tính ứng dụng, thân thiện với môi trường, chi phí tương đối thấp. Nhiều phương pháp xử lý đã được sử dụng đạt đến mức xả thải và tái sử dụng như quy trình đông tụ – tạo bông, lắng và xử lý sinh học. Các phương pháp xử lý tiên tiến như quy trình màng hay oxy hóa nâng cao cũng được quan tâm ngày càng phổ biến.
Cũng như xử lý nước thải, quá trình khử mặn, khử muối cũng được quan tâm. Nó phụ thuộc vào độ mặn của nước. Trong hầu hết ở nhiều trường hợp, kỹ thuật màng trở thành giải pháp xử lý kép bao gồm thẩm thấu ngược, lọc nano và thẩm phân điện.
3 giải pháp xử lý nước bằng công nghệ màng lọc
Thẩm thấu ngược (RO)
- Màng lọc thẩm thấu ngược RO chủ yếu làm sạch chất thải, chất ô nhiễm, các ion ngăn chặn chúng không đi qua màng. Không chỉ riêng nước cấp, RO còn được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải
- Cơ chế hoạt động của màng bán thấm cho phép chất lỏng đi qua và giữ lại trên bề mặt màng tạp chất ô nhiễm. Hệ thống này dựa vào cơ chế chảy chéo để giảm thời gian làm sạch màng. Đồng thời, kỹ thuật quan trọng nhất đối với màng là dựa vào áp suất để đưa chất lỏng qua màng bằng bơm áp lực
- Thẩm thấu ngược được chứng mình loại bỏ tốt vi khuẩn, muối, thuốc nhuộm. Sự phân tách này dựa vào sự phân tách các ion bởi hạt tích điện. Vì ion hòa tan tích điện bị ngăn chặn hiệu quả hơn so với ion không tích điện như chất hữu cơ
- Vấn đề bám bẩn màng xảy ra khi có sự bám bẩn chất thải làm giảm năng suất màng khiến quá trình khử muối bị ảnh hưởng. Cần làm sạch màng định kỳ để tránh tốn nhiều chi phí và dẫn đến rút ngắn tuổi thọ màng
Màng lọc nano (NF)
- Màng lọc thường có kích thước lỗ từ 0,5 – 2 nm thích hợp với việc xử lý nguồn nước chứa phân tử hữu cơ, muối, photphat và sunfat
- Mục đích xử lý của màng NF là làm mềm và loại bỏ chất hữu cơ
- Vật liệu màng được làm từ polyme, polymit và poly giúp thông lượng thẩm thấu tăng cường, lỗ màng rộng hơn và và ít bị tắc nghẽn hơn
- Màng NF chứa lỗ rỗng phân biệt trong phạm vi nanomet ở lớp bề mặt hoạt động nên ứng dụng với xử lý nước cấp và xử lý nước thải
- Điều kiện hoạt động tối ưu nhất của NF gồm nhiệt độ, áp suất, pH để không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ năng lượng
Thẩm phân điện (EDI)
- Hệ thống này còn có chức năng khử muổi bằng cách thẩm phân điện tương tự như quy trình trao đổi ion, nhưng khác nhau ở chỗ sử dụng màng chọn lọc cation và anion
- Nước di chuyển giữa cực âm và cực dương, màng cho phép ion chất lượng cao di chuyển về điện cực âm và ion âm sang điện cực dương
- EDI tạo ra nước có độ tinh khiết cao, không sử dụng hóa chất
- EDI thay thế quá trình trao đổi ion truyền thống vì được cải tiến về năng lượng và chi phí vận hành hệ thống, hoạt động liên tục, vận hành – bảo trì đơn giản, yêu cầu ít không gian,…
Còn nhiều giải pháp XLNT giúp chủ nguồn thải vừa đạt chuẩn xả thải vừa có thể tái chế, tái sử dụng nước tối ưu hơn. Nếu bạn cần hỗ trợ thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.