Xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật khá khó khăn trong công tác thu gom và xử lý tập trung vì tính chất phức tạp của nguồn thải cùng với phạm vi sử dụng khá rộng khiến quá trình xử lý vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đặc trưng của nước thải này thường chứa chất hữu cơ mạch vòng khó phân hủy nếu không xử lý triệt để thì nguồn thải này tích tụ lâu ngày gây ô nhiễm đến môi trường nước xung quanh và sức khỏe cộng đồng.
Chính vì thế nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật thì hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất. Chúng tôi có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và thi công nhiều dự án xử lý nước thải khác nhau với chất lượng uy tín và tốt nhất hiện nay.
1. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật
Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những khu vực có nền nông nghiệp lúa nước phát triển nhất cả nước. Sản lượng và chất lượng ở đây tăng không ngừng qua các năm. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng có đến 445.000 ha đất nông nghiệp nhưng theo thống kê chi tiết từ Sở Tài nguyên và Môi trường có đến 2.400 tấn thuốc bảo vệ thực vật, 366 tấn bao gói, chai lọ vương vãi và bị vứt bừa bãi ra ngoài môi trường.
Tương tự, trên địa bàn tỉnh Điện Biên thực trạng sử dụng thuốc BVTV chưa được quản lý chặt khi mỗi năm ở đây tiêu thụ đến 150 tấn hóa chất, thuốc BVTV. Tuy nhiên, công tác xử lý nước thải thuốc bảo vệ thực vật lại khá lỏng lẻo và chưa xử lý nước thải triệt để gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Hiện nay, đi dọc tuyến kênh mương, rạch, sông ngòi dễ dàng bắt gặp chai lọ thuốc BVTV khắp mọi nơi, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Và chắc chắc một điều rằng, lượng thuốc dư thừa sẽ ngấm vào đất, nước ngầm và được bơm đến hệ thống giếng khoan phục vụ cho quá trình sinh hoạt của người dân.
1.1. Gây mất cân bằng hệ sinh thái
Khi lượng thuốc BVTV đúng mức góp phần kích thích sự tăng trưởng của cây trồng nhưng nếu tiếp xúc với liệu lượng quá liều hoặc sai thành phần thuốc sẽ ảnh hưởng to lớn đến khả năng sinh sống của chúng, gây mất cân bằng và thiếu ổn định đối với hệ sinh thái.
Bên cạnh việc tiêu diệt những loài gây hại nhưng thuốc BVTV cũng giết chết không ít những loài có ích như các loài côn trùng, ong ký sinh. Khiến số lượng này suy giảm nghiêm trọng vì chúng rất dễ tác động đối với các loại thuốc BVTV.
1.2. Gây ô nhiễm môi trường
Đặc tính của thuốc BVTV rất dễ bay hơi, nhất là những ngày nắng nóng. Chúng tác động dễ dàng vào môi trường đất và nước. Các VSV trong đất hấp thụ một hoàn toàn nhưng với các loại thuốc có độc tính cao sẽ giết chết nhiều loài sinh vật có lợi trong đất. Khả năng phân hủy của chúng trong đất cần thời gian khá dài nên chúng tích lũy trong đất khá lâu.
Nghiêm trọng hơn, lượng thuốc chưa ngấm vào đất sẽ chảy tràn qua bờ ruộng, kênh rạch, sông ngoài, thấm qua mạch nước ngầm cộng với vỏ chai lọ thuốc BVTV ở đồng ruộng.
1.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nước nhiễm thuốc BVTV nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người tùy theo mức độ tiếp xúc. Nếu nhẹ thì các bệnh về da, đường hô hấp, tiêu hóa, với bệnh nặng thì nhiễm độc cấp tính, suy gan, suy thận và nghiêm trọng hơn là tử vong.
2. Phương pháp xử lý nước nhiễm thuốc bảo vệ thực vật
- Xử lý bằng phương pháp vật lý: song/lưới chắn rác, keo tụ – tạo bông, tuyển nổi, lắng, lọc
- Xử lý bằng phương pháp hóa học: kết tủa, hấp thụ, oxy hóa, khử trùng
- Xử lý bằng phương pháp sinh học: bao gồm quá trình xử lý nước thải kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí
- Xử lý bằng phương pháp bậc cao gồm phương pháp vật lý và hóa học
Để giảm thực trạng ô nhiễm nguồn nước từ thuốc BVTV, các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng, tuyền truyền các chương trình thiết thực để nâng cao nhận thức, giúp hoạt hay đổi hành vi theo hướng tích cực.
Đối với những khu vực có hoạt động sản xuất nông nghiệp, cần xây dựng và bố trí bể chứa thuốc BVTV tho đúng với quy định.
Cần tăng cường công tác xây dựng các nhà máy rác chuyên xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV tại các địa phương.