Bên cạnh những lợi thế như ổn định đời sống cho người dân và tạo việc làm hơn hàng triệu lao động thì mặt trái của các làng nghề là thường phát sinh cạnh nhà dân nhưng chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tiên tiến khiến chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư. Vì vậy, xử lý nước thải làng nghề là một trong những việc cần thiết và bắt buộc để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
1. Hiện trạng môi trường ô nhiễm làng nghề
Với sự đa dạng và phong phú về sản phẩm truyền thống, dân cư phải sống chung với ô nhiễm như khói thải, bụi, nước ô nhiễm, tiếng ồn. Chưa kể hệ thống bảo vệ môi trường xuống cấp nghiêm trọng. Con người mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, suy nhược thần kinh, các bệnh về da,… ngày càng tăng lên.
- Hầu hết các làng nghề phân tán theo mô hình cá nhân, vừa và nhỏ và thường nằm xen kẽ với khu dân cư, còn sử dụng công nghệ lạc hậu đã và đang tạo ra nhiều vấn đề môi trường trầm trọng, đặc biệt gây ô nhiễm môi trường nước. Tại làng nghề cơ khí, đúc, dệt tẩy nhuộm thường phát sinh chất vô cơ độc hại như kim loại nặng, bazo, muối. Trong đó nước thải được đánh giá là nguy hiểm nhất với những tác động trực tiếp đến nguồn nước ngầm và nước sinh hoạt. Ngoài ra nếu không xử lý nước thải sinh hoạt tại các làng nghề này thì nước thường có độ màu cao, hàm lượng chất hữu cơ cao, lượng oxy hòa tan trong nước ít gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của thực vật thủy sinh dưới nước.
- Theo thống kê hiện cả nước có khoảng 5.400 làng nghề nhưng trong số đó chỉ có khoảng 1.800 được công nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống. Có đến 60% làng nghề tập trung ở phía Bắc, 23,6% làng nghề ở miền Trung và 16,6% làng nghề ở khu vực phía Nam. Với sự phân bố như trên, ô nhiễm làng nghề tại một số khu vực, tỉnh thành phía Bắc đang trong tình trạng báo động.
- Với làng nghề tiểu thủ công nghiệp chứa nhiều axit, xút, chất tẩy, phẩm màu,… chưa được xử lý đổ thẳng ra sông ngòi, kênh rạch, ao hồ. Như làng nghề giấy tái chế ở tỉnh Bắc Ninh chứa độc tố gấp hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép. Theo đó, làng nghề tái chế sắt thép xả thẳng ra hệ thống sông hồ hoặc cống thoát nước chung của người dân.
- Làng nghề sản xuất và chế biến thực phẩm hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước thải đổ trực tiếp ra kênh rạch, sông ngòi thường gây ra hiện tượng đổi màu, phát sinh mùi hôi thối. Điển hình như làng nghề sản xuất bún và bánh ở xã Phú Nham, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có đến 70 hộ hoạt động nhưng vì lý do công nghệ lạc hậu, nước thải chứa hàm lượng tinh bột lớn, không biết cách xử lý nước thải từ hầm Biogas hoặc bể lắng đơn giản nên nước thải này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với môi trường.
2. Biện pháp xử lý nước thải làng nghề hiệu quả
Làng nghề rất đa dạng về quy mô và sản phẩm, vì vậy, để xử lý tốt nước thải, trước tiên cần phân tích nguồn phát sinh nước thải, hoạt động đó đến từ đâu, tính chất ô nhiễm đặc trưng của nước thải, lưu lượng nước thải cần xử lý, đặc điểm của nguồn tiếp nhận, mục đích sử dụng nước sau xử lý, v.v…
2.1. Xây dựng hệ thống XLNT tập trung
Mỗi khu làng nghề cần có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung có khả năng xử lý tốt tất cả các nguồn thải đổ về. Vì vậy các địa phương cần khuyến khích và vận động nguồn đầu tư từ bên ngoài thông qua việc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hệ thống XLNT tập trung.
2.2. Lắp đặt module hoặc bồn xử lý nước thải
Để hệ thống XLNT xử lý tốt nguồn ô nhiễm thì mỗi hộ sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong khu làng nghề cần trang bị thiết bị, hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống tập trung. Dưới đây là 2 hình thức phổ biến hiện nay.
Lắp module hình hộp chữ nhật nổi trên mặt đất
Nếu quy mô hoạt động nhỏ và lượng nước thải phát sinh ra môi trường ít thì chủ cơ sở có thể trang bị module xử lý nước thải, thiết bị này được thiết kế như một hệ thống xử lý nước thải ở dạng nhỏ hơn với nhiều ngăn, mỗi ngăn giữ vai trò khác nhau như lắng, xử lý thiếu khí, xử lý hiếu khí, lọc, khử trùng,…Hệ thống có dạng hình chữ nhật hộp khối nên giúp tiết kiệm điện tích, rất phù hợp với các hộ sản xuất có phát sinh nước thải với lưu lượng thấp, diện tích lắp đặt khiêm tốn.
Module xử lý nước thải có thể được lắp đặt sẵn và vận chuyển đến nơi cần lắp. Với ưu điểm là chi phí phù hợp, hiệu quả xử lý tốt nguồn thải, module là giải pháp xử lý nước thải làng nghề được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt.
Lắp bồn composite âm chìm dưới mặt đất
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng có thể đầu tư bồn composite, bồn cũng như module chỉ khác là hình thức lắp đặt âm chìm dưới mặt đất. Cấu tạo của bồn xử lý nước thải cũng được chia ra nhiều ra xử lý và xử lý khép kín nên hạn chế việc gây mùi, thích hợp với các hộ kinh doanh nằm trong làng nghề.
2.3. Các biện pháp khác
Ngoài việc xây dựng hệ thống XLNT, dưới đây là một số biện pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu làng nghề.
- Cần tích cực xây dựng các chương trình và hoạt động xử lý nước thải làng nghề tại cơ sở sản xuất hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
- Thay đổi nhận thức và ý thức cùng với thói quen sinh hoạt, sản xuất đối với người dân tại các làng nghề nhằm xây dựng môi trường nói không với ô nhiễm bằng các biện pháp thiết thực như trồng cây, bảo vệ rừng, thu gom và xử lý chất thải rắn đúng cách.
- Cần đưa ra các quy định, quy chế và chính sách phù hợp nhằm thi hành và hỗ trợ hoàn thiện tiêu chuẩn về môi trường tại một số nhóm làng nghề cụ thể.
- Áp dụng có hiệu quả đối với các quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên môi trường, đồng thời bồi dưỡng và tăng cường công tác xử lý nước thải sinh hoạt tại các làng nghề.
- Khuyến khích và ứng dụng nhiều công nghệ sản xuất tiên tiến, hiệu quả cao và ít phát sinh nước thải ra môi trường thay cho các công nghệ sản xuất cũ trước đây.
Trên đây là một số giải pháp xử lý nước thải làng nghề, Quý Doanh nghiệp nếu đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống XLNT vui lòng liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.089.368 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.