Xử lý nước thải cơ sở chế biến thực phẩm nói riêng và các loại chất thải phát sinh từ các giai đoạn sản xuất, quy trình rửa nguyên liệu, vệ sinh khiến môi trường xung quanh giảm sút về chất lượng.
Nguyên tắc quản lý chất thải nhà máy chế biến thực phẩm phải giảm thiểu chất thải sản xuất, tái sử dụng và tái chế chất thải. Tuy nhiên, các cơ sở đang hoạt động lại chưa chú trọng đến vấn đề môi trường, đặc biệt làm phát sinh chất thải gây ô nhiễm.
Thực trạng chung của cơ sở chế biến thủy sản
- Các chất thải sau chế biến thủy sản chứa nhiều thành phần ô nhiễm như chất thải rắn, chất thải lỏng, mùi, khí thải cùng nhiều CTNH.
- Chất thải từ cơ sở chế biến thường dễ bị phân hủy sinh học, dễ lên men thối rửa khiến môi trường sống bị tác động không nhỏ.
- Chỉ số ô nhiễm từ chất thải chế biến thủy sản vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.
- Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, các cơ sở chế biến thủy sản còn là nguồn gây ô nhiễm khí thải nghiêm trọng vì chứa nhiều khí SO2, CO2, NO2, NH3, H2S,…
- Hầu như tỷ lệ nhiều cơ sở bị nhiễm các chỉ tiêu như coliform, pH, amoni, BOD5, COD, nito, dầu mỡ, clo dư.
- Chất thải rắn từ ngành đa phần từ thực phẩm, vỏ chai lọ, bao bì đựng hóa chất, chất bảo quản,…
Xem thêm bài viết xử lý nước thải chế biến hoa quả!
Cơ sở chế biến thực phần cần làm gì để BVMT?
- Cần xây mới hoặc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, mở rộng hệ thống xử lý chất thải.
- Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Các công trình XLNT bắt buộc phải có gồm bể tuyển nổi để tách dầu mỡ, bể điều hòa để cân bằng pH, bể sinh học kỵ khí, bể bùn hoạt tính để khử chất ô nhiễm, chất dinh dưỡng và cuối cùng bể khử trùng.
- Các cơ sở cần áp dụng nhiều công đoạn xử lý sạch hơn, giảm tiêu thụ điện năng, nước vì giúp giảm chi phí sản xuất để tăng lợi thế cạnh tranh.
- Quan trọng hơn, các cơ sở chế biến cần tối ưu hóa hoặc hiện đại hóa các phương thức sản xuất, thiết bị – dây chuyền giảm tiêu thụ nước, nguyên liệu. Chỉ như vậy thì nước thải mới giảm đáng kể chất ô nhiễm sẽ mang lại lợi ích chi phí đầu tư cho chủ đầu tư.
- Tăng cường giám sát và vận hành hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải và chất thải rắn đúng kỹ thuật.
- Cần tăng cường giám sát và chấp hành đầy đủ quy định về mức phát thải, mức tiêu thụ năng lượng, công trình quan trắc môi trường.
- Tận dụng các phụ phẩm chế biến thức phẩm như mỡ cá, trấu, cám, mật rỉ, bã mía,… bằng cách áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật để tự xử lý, tận thu nguồn tái tạo tài nguyên để BVMT.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Các cơ sở chế biến đều xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường như kênh, rạch, sông ngòi hoặc khí quyển.
- Các hệ thống xử lý chất thải như xử lý khí thải, nước thải còn lạc hậu, chưa đạt tiêu chuẩn, các thiết bị hoạt động không hiệu quả vì chưa được vận hành đúng cách.
- Hầu hết chủ cơ sở hộ gia đình, quy mô sản xuất không lớn nên việc trang bị thiết bị giải quyết các vấn đề môi trường chưa được chú trọng.
- Đối với các nhà máy sản xuất lớn thì chưa lập đtm hoặc nhiều giấy phép môi trường quan trọng khác. Chính điều này khiến các nguồn thải chưa được quản lý, chưa nêu rõ trách nhiệm của chủ cơ sở.
- Do ý thức của nhiều người chưa cao, đa phần vì trốn tránh do chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hay lập các loại HSMT quá cao.
Hiện chế biến thực phẩm là thế mạnh của nước ta vì có nguồn thủy sản dồi dào đã thúc đẩy phát triển tạo ra nguồn lợi kinh tế lớn. Nhưng để hoạt động mang lại lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của nhà nước về BVMT.
Nếu bạn cần tư vấn các giải pháp xử lý môi trường thì hãy liên hệ ngay với congtyxulynuocthai.vn qua Hotline 0938.857.768.