Xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Chế biến mủ cao su chứa nhiều thành phần độc hại với nhiều thành phần khó phân hủy sinh học. Cộng với mủ cao su là thành phần nguyên liệu khá phổ biến nhất hiện nay nhưng lại chứa nhiều thành phần nguy hại đối với môi trường sức khỏe con người.

Mủ cao su thuộc dạng cao phân tử, có chứa polyme nhưng nếu sử dụng phương pháp xử lý thông thường lại rất dễ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải chế biến mủ cao su đạt hiệu quả cao?

Xử lý nước thải chế biến mủ cao su

1. Đặc điểm của nước thải chế biến mủ cao su

Để xử lý nước thải chế biến mủ cao su cần chú ý đến các đặc tính của nó. Nước thải cao su có nồng độ pH từ 4.2 – 5.2 (thường sử dụng axit làm đông tụ mủ cao su). Các hạt cao su tồn tại dạng nhủ tương và keo vì chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như huyền phù phát sinh từ công đoạn đánh đông và cán crep.

Nước thải này còn chứa nhiều protein, acid foocmic, N-NH3, hàm lượng COD có thể lên đến 15.000 mg/l. Các chất hữu cơ trong nguồn nước dễ phân hủy sinh học.

2. Ảnh hưởng của nước thải chế biến mủ cao su đối với môi trường

Khi nước thải chế biến mủ cao su lưu lại từ 2 – 3 ngày sẽ diễn ra quá trình phân hủy protein trong môi trường. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất nếu không xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Khi tồn đọng nước thải mủ cao su quá lâu với nồng độ ô nhiễm lớn sẽ làm chết và chậm quá trình phát triển của các loài thủy sinh dưới nước. Khi nồng độ nito và photpho trong nước quá cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ngăn cản sự quang hợp đối với sự sống của tảo, rong, rêu. Trong thời gian dài, chúng sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái.

2.1. Vì sao chế biến mủ cao su gây ô nhiễm môi trường?

Nhà máy chế biến mủ cao su gây ô nhiễm môi trường nhận được nhiều sự quan tâm và phản ánh từ nhiều địa phương trên cả nước. Đa phần các cơ sở, doanh nghiệp còn sử dụng máy móc, thiết bị và hệ thống xử lý nước thải còn lạc hậu, xuống cấp, nước thải vẫn chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm môi trường tại một số nguồn tiếp nhận như ao, sông ngòi, kênh, rạch. Mùi hôi từ chế biến mủ cao su phát tán ra ngoài môi trường còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Tình trạng ô nhiễm từ các công ty chế biến mủ cao su ngày càng nghiêm trọng, chẳng hạn như Công ty TNHH Thương mại Hương Ngọc (Quảng Bình); Công ty Cổ phần cao su Thừa Thiên Huế; Nhà máy chế biến mủ cao su Phát Hưng; Công ty TNHH Thanh Thủy (Bình Phước); Công ty TNHH An Phú Thịnh (Kon Tum),… đều gây ô nhiễm môi trường với điểm chung phát sinh mùi hôi, khí độc và đặc biệt nguồn nước đen kịt ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước.

2.2. Giải pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su

Cải tiến từ dây chuyền công nghệ cũ, giải pháp xử lý nước chế biến mủ cao su bằng phương pháp xử lý nước thải sinh học không sử dụng hóa chất và có thể tái sử dụng nước thải cho sản xuất tạo được sự tin tưởng khá cao. Khác với các dây chuyền xử lý khác, phương pháp xử lý nước thải không sử dụng hóa chất nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp.

Theo đó, nước thải từ dây chuyền sản xuất mủ tinh, mủ tạp và mủ kem trước khi đi vào bể điều hòa – kỵ khí phải được xử lý tại bể gạn mủ có nhiều ngăn. Nhờ vậy có thể thu hồi các hạt cao su, tăng khả năng lắng bùn và chất rắn lơ lửng khác nhằm hạn chế những tác động đến các công trình xử lý phía sau.

Nước thải chứa mủ cao su thường có mùi hôi cao, để giảm bớt mùi thì ở mỗi đầu đường cống phải trang bị và cung cấp thêm hệ vi sinh khử mùi được nuôi cấy. Để tăng hiệu quả xử lý, người ta bơm hồi lưu nước từ bể điều hòa đến nguồn thải có mủ tinh, mủ kem nhằm đảm bảo mật độ vi sinh khử mùi.

Giai đoạn này diễn ra liên tục để pha loãng dòng thải và diễn ra trong chu trình khép kín vận hành suốt 24h. Sau xử lý, nước thải đảm bảo khử được mùi hôi, đạt chuẩn loại A và có thể thải thẳng ra ngoài môi trường.

Tái sử dụng nguồn nước sau xử lý: Với đặc trưng không sử dụng hóa chất như PAC, phèn, polyme, clo, ozone… Giúp nhà đầu tư giảm chi phí vận hành đáng kể và an toàn đối với người vận hành. Đặc biệt, bùn hoặc mùn có thể được tận dụng để trồng rau, làm phân bón. Hoặc có thể đem ủ 2 – 3 năm thành phân vi sinh đáp ứng cung cấp phân bón đối với ngành nông nghiệp. Và phần nước cuối bể, bạn có thể tận dụng để sử dụng để nuôi cá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *