Vì sao phải phát triển hạ tầng xanh đô thị?

Việc xây dựng hạ tầng xanh đô thị xuất phát từ nhiều năm trước tại nhiều quốc gia nhưng các giải pháp xanh đô thị với nhiều thách thức và cơ hội ở nhiều khu vực khác nhau. Ngoài việc xử lý nước thải, xử lý khí thải và môi trường thì xây dựng hạ tầng dựa vào nhiều nguyên tắc khác nhau nhằm đưa ra biện pháp áp dụng hiệu quả vào từng khu vực.

Nhu cầu xây dựng hạ tầng xanh

Hạ tầng xanh chủ yếu xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên với mục đích bảo tồn những giá trị, vai trò, chức năng của hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích tối ưu cho cộng đồng. Xây dựng không gian xanh thành mạng lưới hạ tầng thiết yếu không thể thiếu tại nhiều khu vực đô thị như năng lượng, nước, giao thông vì thế trong các dự án quy hoạch người ta ưu tiên việc phát triển hạ tầng xanh.

Tại nhiều đô thị đã và đang phát triển, người ta bắt đầu xây dựng và cải tạo, phục hồi lại nhiều không gian xanh. Tuy nhiên điều này lại gây ra nhiều tốn kém khi quỹ đất ở các đô thị ngày càng thu hẹp, nhu cầu về mạng lưới giao thông ngày càng tăng. Tại nhiều quốc gia, nhất là những đô thị người ta bắt đầu chú trọng và tận dụng tối đa nhiều không gian hạn hẹp phát triển thành hạ tầng xanh như vườn cây, công viên xanh, các hệ thống cây xanh, vườn ươm, tòa nhà xanh,…

Trong các tài nguyên sinh vật sẵn có được phát triển thành hệ sinh thái đa dạng cùng với nhiều giải pháp đồng bộ được thực hiện đồng thời ở quy mô từng đô thị, vùng, địa phương mang lại những lợi thế tối đa cho con người. Không chỉ phát triển hệ thống xanh tự nhiên mà người ta còn tập trung xây dựng hạ tầng xanh nhân tạo.

Vì sao phải phát triển hạ tầng xanh đô thị?

Cơ hội và thách thức phát triển hạ tầng xanh

Cơ hội

Đô thị là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ những kế hoạch phát triển hạ tầng. Một số lợi ích từ việc phát triển không gian như:

  • Việc gia tăng các khu vực “xanh” ở nhiều đô thị sẽ là biện pháp giảm thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngập lụt.
  • Không gian xanh giúp nâng cao chất lượng và hạn chế suy giảm tình trạng hạ thấp nước ngầm.
  • Giúp tiết kiệm năng lượng vì giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị (cung cấp năng lượng giảm thiểu chi phí điện năng cho hoạt động làm mát, điều hòa nhiệt độ). Những mái xanh không chỉ tạo cảnh quan mà còn thực hiện chức năng hấp thụ và lọc nước, không khí ô nhiễm hiệu quả.
  • Những khu vực hạ tầng xanh còn tạo thẩm mỹ cảnh quan đô thị, tạo ra cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, y tế, văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị.
  • Hạ tầng xanh thực hiện chức năng làm sạch nước, không khí, tăng cường đa dạng sinh học bằng cách xây dựng nhiều không gian cây xanh, khu bảo tồn thiên nhiên, công viên cây xanh,…
  • Ở quy mô nhỏ cũng được phát triển hạ tầng thảm thực vật có thể che mát bề mặt, hạn chế bức xạ mặt trời, giảm độ ẩm và tạo ra nguồn oxy dồi dào, hấp thụ nguồn khí thải độc hại.

Những thách thức đi kèm

  • Thiếu cơ sở thiết kế hạ tầng kỹ thuật.
  • Chưa có quy định cụ thể trong quy hoạch hạ tầng xanh.
  • Tạo ra thách thức đối với lĩnh vực kinh tế – xã hội.
  • Chi phí đầu tư cao, thiếu thông tin về hạ tầng kỹ thuật, thiếu sự hướng dẫn, quản lý cũng như ý thức chung trong cộng đồng.

Khi phát triển hạ tầng xanh thì cần tuân thủ các nguyên tắc phát triển như kết nối, đa chức năng, quy mô, hòa nhập xã hội,… đều là những tiêu chí quan trọng. Những hệ thống xử lý này đều phụ thuộc vào các công trình kết hợp với hạ tầng đáp ứng việc hiệu quả về chi phí, giảm tiêu thụ năng lượng, nâng cao chất lượng sống.

Đô thị xanh phải đi kèm với nhu cầu nước, không khí sạch do đó phải tập trung phát triển những hệ thống có tính năng thấm hút, mái xanh, vườn mưa,… quản lý bền vững các tiêu chí phát triển hạ tầng xanh đô thị.

Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ luôn đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong các dự án này!