Nước thải mủ cao su có thành phần ô nhiễm cao, vì vậy việc Xử lý nước thải chế biến mủ cao su là tiền đề quan trọng để xóa bỏ các “điểm nóng” về ô nhiễm. Gần đây, nhiều công nghệ được áp dụng nhưng chưa được triển khai hoặc hoạt động ít hiệu quả không phù hợp với điều kiện ở từng khu vực. Nên cần tìm kiếm giải pháp công nghệ mới vừa khắc phục những nhược điểm công nghệ cũ vừa tạo ra hiệu quả xử lý cao hơn.
1. 5 nguyên nhân khiến nước thải mủ cao su gây ô nhiễm
Nước thải cao su là tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao do trong thành phần của nước thải có các chỉ số ô nhiễm đặc trưng như:
1.1. Mủ cao su chứa hàm lượng BOD, COD và TSS cao
- Nước thải cao su chứa nhiều chất làm đông tụ và mủ đông với hàm lượng BOD, COD và SS khá cao.
- Các hợp chất này dễ bị phân hủy sinh học và tiêu thụ lượng oxy lớn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Với mức độ này thì nước thải cao su ô nhiễm khá nặng về BOD, COD và TSS.
1.2. Nước thải có tính axit cao
- Tùy thuộc nguồn thải từng nhà máy mà có mức độ axit khác nhau.
- Quá trình đông tụ sử dụng nhiều axit, bao gồm vật liệu hữu cơ chứa cacbon, nito và sunfat.
1.3. Nước thải có nồng độ amoniac và nito cao
- Đặc trưng của nước thải cao su thường có nồng độ amoni và nito trong nước khá cao.
- Nồng độ amoni cao khiến các vùng tiếp nhận làm chết nhiều VSV có trong nước.
1.4. Hàm lượng sunfat khá cao
- Vì axit sunfuric được dùng nhiều trong quá trình đông tụ mủ cao su nên nước thải chứa hàm lượng sunfat lớn.
- Nếu hàm lượng H2S quá cao làm ức chế giai đoạn xử lý kỵ khí, gây ra mùi hôi trong quá trình tiêu hóa và làm giảm khả năng xử lý chất hữu cơ hòa tan.
1.5. Nước thải có mùi hôi nồng nặc hơn
- Các hợp chất mùi gồm hydro sunfua, amoniac, amin trong quy trình xử lý nước thải.
- Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ thông qua sự yếm khí chứa nhiều nito và lưu huỳnh.
2. Quy trình xử lý nước thải cao su
Quy trình xử lý nước thải cao su được thực hiện qua các bước dưới đây:
Hồ thu gom > Bể tách mủ > Bể điều hòa > Bể phản ứng > Bể keo tụ tạo bông > Bể lắng hóa lý > Bể UASB > Bể Aerotank > Bể Anoxic > Bể lắng sinh học > Bể lọc > Bể khử trùng > Nguồn tiếp nhận.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su
Các loại bùn phát sinh:
- Bùn sơ cấp: chủ yếu từ chất rắn có thể lắng được và loại bỏ từ quá trình lắng sơ cấp với khả năng tách nước tốt so với bùn sinh học.
- Bùn thứ cấp (hay còn gọi là bùn sinh học): chủ yếu từ quá trình sinh học như bùn hoạt tính, hệ thống màng sinh học chứa nhiều vsv phát triển trên vật chất phân hủy sinh học.
- Bùn hóa học: tạo ra từ kết tủa các chất như photpho hoặc chất rắn lơ lửng.
3. Dịch vụ xử lý nước thải giá tốt
Công ty Môi trường Hợp Nhất có nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công tất cả các loại hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt, chúng tôi đã thực hiện một số dự án xử lý nước thải hạt điều, nước thải cao su cho các doanh nghiệp ở Đồng Nai, Bình Phước, v.v….
Ưu thế khi doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất:
– Dịch vụ thiết kế, thi công hệ thống với công suất linh hoạt theo yêu cầu.
– Thông tin phong phú và chính xác.
– Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo 24/7.
– Đội ngũ chuyên viên đến tận nơi để khảo sát và tư vấn miễn phí.
– Có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành.
– Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và chất lượng công việc.
Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng!