Khi tốc độ đô thị hóa quá nhanh kéo theo những vấn đề môi trường đô thị, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, giảm diện tích cây xanh, làm tăng nguy cơ suy thoái môi trường, gây ô nhiễm trên diện rộng. Đô thị hóa khiến quá trình di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị diễn ra nhanh chóng, tạo ra nhiều áp lực đối với nhiều đô thị trên cả nước. Mặc dù nhiều dự án quy hoạch đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nhưng diễn ra chậm, chưa hiệu quả cũng như càng tăng tác động đến môi trường.
1. Các vấn đề môi trường ở đô thị Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm đô thị hóa diễn ra khá chậm kể từ khi thế kỷ 20 chúng ta mới bắt đầu hoàn thiện các cơ cấu hạ tầng, nhiều đô thị trong nước như Hà Nội, TP. HCM có nhiều thay đổi quan trọng như đảm bảo cân bằng các vấn đề xã hội, an toàn và chú trọng vào vệ sinh môi trường.
Các đô thị ở Việt Nam thường có chất lượng môi trường đất, nước và không khí kém vì chịu tác động trực tiếp từ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, chăn nuôi, bãi chôn lấp chất thải, khu dân cư,…
Vì lý do này mà nhiều kênh, mương, ao, sông, hồ dần bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đa phần ở nhiều đô thị chủ yếu xử lý nước thải ở bệnh viện, chung cư, tòa nhà, cơ sở y tế thường yêu cầu hệ thống xử lý nước thải lớn hoạt động hiệu quả góp phần giảm thiểu những tác động từ ô nhiễm.
Khi nhu cầu sống tăng cao làm gia tăng hàng loạt vấn đề xã hội, diện tích đất đô thị kéo theo hàng loạt nhu cầu khác, mở rộng các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chất thải đô thị luôn tồn tại ở mức cao chủ yếu chứa nhiều chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, hóa chất, chất thải công nghiệp. Đa phần chứa chất hữu cơ, kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, Fe, Al, Cd, Hg), hóa chất độc hại từ các bãi chôn lấp.
2. Tăng cường các vấn đề bảo vệ môi trường tại đô thị
2.1. Chính sách, pháp luật
Việc phát triển bền vững cần đi kèm với một số yêu cầu như bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng và sức khỏe cộng đồng gắn liền với quá trình phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. Đối với những khu vực có ý định phát triển nông nghiệp cần chú trọng vào các giải pháp sinh học, lựa chọn cây trồng có tính năng kháng bệnh, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón độc hại hoặc sử dụng giải pháp an toàn, thân thiện với môi trường.
Đối với công tác BVMT cần thường xuyên tiến hành thanh, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường phù hợp với yêu cầu thực tiễn, trình độ phát triển kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức của người dân. Xây dựng đô thị cần chú trọng vào cơ chế, chính sách môi trường, quy hoạch phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
2.2. Nâng cao cơ sở vật chất
Tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng cần cân bằng các vấn đề môi trường, xây dựng những vấn đề tích cực, giảm áp lực dân số tại khu vực nội thành, nâng cao chất lượng môi trường. Hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng, tác động môi trường, ngăn chặn những dự án có nguy cơ tác động đến môi trường, tăng cường xử lý các khu vực thường xuyên bị ô nhiễm hoặc dự án mang tính nhạy cảm với môi trường.
Theo đó, cơ sở hạ tầng cần được đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải, nước thải tập trung, khắc phục, cải tạo chất lượng nước, KĐT, khu dân cư bị nhiễm chất thải độc hại, hoặc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng phát triển xanh, bền vững và hài hòa với môi trường.
2.3. Nâng cao ý thức cá nhân và cộng đồng
Mỗi cá nhân cần có ý thức trong bảo vệ môi trường bằng những hành động như phân loại rác thải và bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng nhiều cây xanh, sử dụng túi sinh học thay cho túi nhựa, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân, tái chế, sử dụng các sản phẩm bằng nhựa.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có xả chất thải ra môi trường thì cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải đạt chuẩn.
Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn xử lý nước thải tòa nhà, lắp đặt hệ thống XLKT tại các đô thị thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768.