Sử dụng vi sinh vật xử lý nước thải là cách lợi dụng khả năng loại bỏ chất ô nhiễm của những sinh vật đơn bào có kích thước vô cùng nhỏ và chỉ quan sát bằng mắt thường. Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, chúng là thành phần không thể thiếu trong việc chuyển hóa không ngừng và phát triển liên tục bằng cách chuyển hóa chất hữu cơ trong nước thải.
1. Sự phân bố của vi sinh vật trong môi trường nước
Vi sinh vật (VSV) xuất hiện khắp mọi nơi trong môi trường nước, sự phân bố của chúng không đồng đều tùy thuộc vào đặc trưng và tính chất của từng nguồn khác nhau. Môi trường sống lý tưởng sẽ giúp cho quá trình sinh trưởng của chúng diễn ra thuận lợi làm tăng quá trình xử lý nước thải và giúp giảm hàm lượng chất ô nhiễm. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn vi sinh vật gồm chất hữu cơ, nhiệt độ, nồng độ pH.
Đây là giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa vào sự kích thích của chủng VSV, chất dinh dưỡng và nguồn oxy vào nguồn nước thải nhằm tăng quá trình hoạt hóa của các chủng VSV. Điều này giúp đẩy nhanh tiến trình phân hủy chất hữu cơ trong nguồn nước, đảm bảo nguồn nước thải đầu ra luôn đạt các chỉ tiêu cho phép.
Dưới đây là một số môi trường nước mà vi sinh vật có thể sinh sống:
- Nước nguyên chất: Vi sinh vật ít phát triển vì môi trường này ít chất dinh dưỡng
- Nước ngọt: vi sinh vật phân bố đều
- Nước ngầm hoặc nước suối: ít VSV vì nghèo chất dinh dưỡng
- Nước sông, ao, hồ: VSV phát triển mạnh vì giàu chất dinh dưỡng
- Nước sinh hoạt: ngoài VSV có thêm vi khuẩn, vi sinh gây bệnh nên chúng chỉ tồn tại ở thời gian nhất định
- Nước mặn: VSV phát triển khá chậm vì VSV phân hủy chất dinh dưỡng ở nồng độ thấp
- Nước biển: VSV có thể chịu được nhiệt độ từ 0 – 40 độ C, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp
2. Vai trò của vi sinh vật xử lý nước thải diễn ra như thế nào?
Khi nguồn nước thải chưa được xử lý những vẫn thải vào môi trường sẽ được vi sinh vật sử dụng chất ô nhiễm thành nguồn thức ăn. Chúng tiến hành phân hủy chất hữu cơ trong nước thải làm nguyên liệu chính để tổng hợp tế bào mới để duy trì quá trình sinh trưởng và phát triển. Thông qua bề mặt tế bào, chúng có thể hấp thu một lượng lớn chất hữu cư. Song song, chất hữu cơ không được đồng hóa thành tế bào thì tốc độ hấp thụ xuống số 0.
Vi sinh vật được chia làm 2 nhóm chính:
- Vi sinh vật dị dưỡng: phân hủy chất hữu cơ thành năng lượng và CO2 cung cấp cho các phản ứng sinh học.
- Vi sinh vật tự dưỡng: VSV oxy hóa chất vô cơ để tái tạo năng lượng và CO2 để cung cấp cho quá trình oxy hóa.
Môi trường sống lý tưởng nhất của VSV đó là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là tập hợp của rất nhiều loài VSV khác nhau. Bông bùn hoạt tính có màu vàng nâu, dễ lắng, kích thước từ 3 – 150 pm có thể hấp thụ và phân hủy chất hữu cơ với sự có mặt của oxy. Các loài vi sinh vật sống trong bùn hoạt tính gồm vi khuẩn, nấm men, động vật nguyên sinh,… Đặc biệt, bùn hoạt tính có sự xuất hiện của vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn tùy nghi và hiếu khí.
3. Phân loại vi sinh vật
3.1. Vi sinh vật hiếu khí
Đây là phương pháp để vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí thành 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Oxy hóa các chất hữu cơ trong nguồn thải
- Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới
- Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào
3.2. Vi sinh vật kỵ khí
Vi sinh vật kỵ khí trải qua giai đoạn xử lý nước thải bằng cách phân hủy chất hữu cơ và vô cơ trong điều kiện môi trường không có oxy. Vi sinh vật phân hủy kỵ khí gồm những bước xử lý dưới đây:
- Thủy phân
- Lên mên
- Acid axetic
- Methane hóa
Bạn có biết, ứng dụng vi sinh vật có thể dùng để xử lý nước thải thủy sản, xử lý nước thải chăn nuôi hoặc nước thải chế biến thực phẩm. Có rất nhiều cách để phát huy tác dụng khi sử dụng phương pháp xử lý này, một trong những cách tốt nhất đó là tìm đến các công ty môi trường vì họ hiểu rõ bản chất, cơ chế hoạt động và cách khắc phục sự cố vi sinh xảy ra. Hãy liên hệ ngay Hợp nhất để biết thêm thông tin chi tiết theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368