Trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, để tăng tốc quá trình xử lý nước thải người ta thường ứng dụng enzym trong bể hiếu khí. Trong đó, xử lý nước thải bằng enzyme được ứng dụng xử lý cho nhiều nguồn thải rộng rãi. Ứng dụng enzym là giải pháp mới, hiệu quả mang tính ứng dụng cao đối với vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng.
1. Khái quát về xử lý nước thải bằng enzyme
- Enzym là chất xúc tác hay còn gọi là các protein. Enzym thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy tiến trình vi sinh vật tiêu hóa chất hữu cơ, xử lý sạch nguồn nước thải. Chúng được hình thành trong mọi tế bào sống, giữ vai trò quan trọng trong sự hoạt động của tế bào.
- Trong các phản ứng hóa học, enzym có các cơ chế hoạt động xúc tác đặc hiệu. Ví dụ như enzym protease thủy phân các protein không hòa tan, enzym amylase phân hủy đường đa phân tử và tinh bột, enzym cellulase phan hủy callulose (màng tế bào).
Nếu ứng dụng nhiều loại enzym khác nhau sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều chỉnh sinh học trong quá trình cải thiện chất lượng nguồn nước. Những lợi ích to lớn ứng dụng enzym trong xử lý nước thải như:
- Phân hủy chất hữu cơ
- Giảm sự tích lũy bùn và phân hủy bùn
- Giảm hàm lượng chất rắn
- Giảm điều kiện kỵ khí
- Phân hủy chất hữu cơ và cung cấp chất dinh dưỡng dễ hấp thu
Enzym đóng vai trò quan trọng giúp gia tăng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động bằng cách phân hủy chất hữu, tạo bề mặt hoạt động cho VSV hữu ích phát triển.
2. Các loại enzym trong xử lý nước thải
Enzym được chia làm 2 loại: nội tế bào và ngoại tế bào. Trong điều kiện nhất định nhưng chất nền hay chất dinh dưỡng không thể đi qua vỏ tế bào thì enzym chuyển hóa hợp chất dễ dàng di chuyển vào tế bào.
Vai trò của enzym nội tế bào làm chất xúc tác cho các phản ứng đồng hóa bên trong giúp chuyển hóa chất nền đến sản phẩm cuối cùng. Những chất nền khác nhau sẽ có chức năng sản sinh ra các loại enzym tương ứng.
3. Điều kiện ảnh hưởng đến sự hoạt hóa của enzym xử lý nước thải
Về nhiệt độ
Enzym là chất xúc tác rất nhạy cảm. Trong môi trường nhiệt độ vừa phải sẽ tạo điều kiện tối ưu cho enzym. Ở nhiệt độ cao, enzym trong xử lý nước thải sẽ bị biến tính hoàn toàn.
Về nồng độ pH
Enzym hoạt động tốt trong khoảng pH trung tính. Nồng độ pH sẽ thay đổi hoàn toàn trạng thái ion của các axit amin tại vị trí hoạt động và ản hưởng đến protein.
Về nồng độ chất xúc tác nền
Khi nồng độ cao thì nồng độ chất nền sẽ tăng lên. Khi nồng độ thấp, tốc độ phản ứng của enzym sẽ tỷ lệ với chất nền. Nguyên nhân được cho là do bề mặt phân tử enzym chưa bão hòa các phân tử cơ chất, khi nồng độ cơ chất cao thì tốc độ phản ứng của enzym sẽ ngưng.
Về nồng độ muối
Khi nồng độ muối tăng cao, chúng sẽ làm vỡ cấu trúc 3D, các protein không thể tiếp nhận muối.
Về ảnh hưởng của chất độc
Cần loại bỏ các chất độc hại trong cơ chất, vì nếu nhiễm độc, các enzym sẽ bị ức chế hoạt tính xúc tác.
4. Ứng dụng xử lý nước thải bằng enzyme trong ao nuôi thủy sản
Enzym có đặc tính không chứa nito, không cacbon khi tiếp xúc với nguồn nước ao nuôi sẽ liên kết với cacbon và khiến CO2 dễ hấp thu hơn. Nhờ vậy enzym tăng hiệu quả quá trình phân hủy chất hữu cơ bằng việc tăng tốc độ phản ứng và cho phép phản ứng diễn ra hoàn toàn, giảm lãng phí và thất thoát nguồn CO2 ra bên ngoài.
Vì thế, enzym góp phần giúp ao nuôi có môi trường sống lý tưởng hơn:
- Enzym vốn dĩ là chất xúc tác nên không cần thời gian tăng sinh như vi khuẩn
- Có tác dụng ngay khi được sử dụng
Có thể ứng dụng xử lý nước thải bằng enzyme với các nguồn thải
- Xử lý nước thải thủy sản
- Xử lý nước thải sản xuất bún
- Xử lý nước thải chăn nuôi
- Xử lý nước thải nhà máy sữa
Không chỉ dừng lại ở việc ứng dụng enzym hay vi sinh vật có lợi cho nhiều HTXLNT, công ty môi trường Hợp Nhất có rất nhiều giải pháp mới trong việc ứng dụng trực tiếp vào thực tế bằng các kết quả vượt ngoài mong đợi.
Nếu biết những điểm vượt trội liên quan đến dịch vụ xử lý nước thải tại Hợp Nhất, Quý KH hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0938 857 768 để được tư vấn chi tiết nhất nhé!