RO, UV, Nano, xúc tác quang, polymer, biến thiên tự động, ống Nano là 6 công nghệ lọc nước tối ưu nhất và được ứng dụng nhiều ngành công nghiệp sản xuất trong nước.
Ngày càng nhiều ngành công nghiệp cần nước siêu tinh khiết nhưng các phương pháp lọc hiện có lại không bền vững và tiêu tốn nhiều năng lượng. Các công nghệ lọc thường gây ra ô nhiễm thứ cấp, phức tạp và dễ bị tắc nghẽn.
Có nhiều lựa chọn ứng dụng cho nhiều hệ thống, nhà máy khử muối, khử trùng hợp chất hóa học, xử lý nước thải,… hiệu quả về chi phí. Do đó mà việc nghiên cứu các kỹ thuật cải tiến là quá trình cần thiết.
Công nghệ lọc nước RO, UV
- Thẩm thấu ngược trở thành phương pháp xử lý nước được dùng phổ biến nhất. RO liên quan đến việc dùng công nghệ màng lọc cho phép tách muối, chất hữu cơ hòa tan cùng nhiều tạp chất khác.
- UV sử dụng tia cực tím giúp tiêu diệt vi khuẩn và chất độc hại. Các bức xạ hoạt động khi đưa phân tử nước qua tế bào VSV, vi rút giúp phá hủy khả năng phát triển của chúng.
Công nghệ nano
- Nano thường sử dụng trong các quy trình lọc nước với các modun nhỏ gọn, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp lọc nước thông thường.
- Tỷ lệ bề mặt của hạt nano giúp tăng cường sự hấp phụ chất ô nhiễm sinh hóa, tách các chất gây ô nhiễm ở nồng độ thấp. Chất hấp thụ nano có đặc tính lý hóa có khả năng tách kim loại ra khỏi nước.
Công nghệ ống nano
- Ống nano cacbon là một trong những vật liệu nổi bật để sử dụng trong hệ thống lọc nước để khử hợp chất hữu cơ, vô cơ và sinh học.
- Tích hợp ống nano cacbon cho phép phân tử nước đi qua đồng thời ngăn chặn những phân tử độc hại.
- Hệ thống ít tiêu thụ điện năng hơn các bộ lọc truyền thống và tách nước ra khỏi chất ô nhiễm.
- Ứng dụng của công nghệ cho các nhà máy thành phố, cơ sở y tế, phòng thí nghiệm, cơ sở công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải có tích hợp nhiều bộ lọc khác nhau.
Công nghệ lọc nước xúc tác quang
- Đây là giải pháp sử dụng phổ biến có hiệu quả cao trong xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nó sử dụng công nghệ xúc tác quang và tia cực tím UV để khử chất độc hại.
- Người ta liên kết chất xúc tác quang với chất hấp phụ hoặc zeolite tự nhiên nhằm đảm bảo tách và thu hồi hiệu quả chất xúc tác để tái sử dụng nước.
- Chất xúc tác sử dụng bức xạ UV từ ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo để tách các chất.
- Chức năng của xúc tác quang làm phá vỡ vật liệu hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, VSV, mầm bệnh cũng như các hợp chất vô cơ như oxit nito.
- Các hệ thống XLNT bằng xúc tác quang phù hợp để sử dụng trong các công trình xử lý nước thải công nghiệp.
Công nghệ lọc biến thiên tự động (AVF)
- AVF là quy trình đơn giản với dòng chảy bên trong phương tiện lọc làm giai đoạn cải thiện và bổ sung để làm sạch nước.
- AVF sử dụng bộ lọc tầng giảm dần hoạt động ở chế độ nối tiếp hoặc song song.
- Quy trình cấp nước với công nghệ lọc vi sinh với chi phí thấp và màng áp suất thấp hơn. Nó không cần bộ phận chuyển động và tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm chi phí, vận hành và bảo trì.
- AVF tích hợp trong hệ thống xử lý nước uống hoặc xử lý nước thải đô thị, tái chế, tái sử dụng hoặc dùng sơ bộ trong các quy trình màng, ứng dụng khử muối.
Công nghệ lọc nước bằng polyme
- Bốc hơi là cách tiếp cận làm sạch nước cho phép tách chất rắn như kim loại nặng, muối nhưng đòi hỏi năng lượng lớn vì sử dụng hệ thống quang học đắt tiền.
- Vì thế vật liệu polyme được phát triển kết hợp với đặc tính ưa nước và bán dẫn cho phép hấp thụ nước nhờ ánh sáng mặt trời. Ưu điểm cả hệ thống trang bị trong nhà máy xử lý nước thải nhiễm mặn mà không cần đầu tư vào nhiều cơ sở hạ tầng.
Với kinh nghiệm 8 năm qua, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giúp bạn tư vấn, đánh giá và hướng dẫn thực hiện các giải pháp XLNT như thiết kế, lắp đặt, thi công, vận hành, bảo trì hệ thống XLNT hiệu quả hơn.