Thúc đẩy phát triển nylon bền vững hơn

Sản xuất và sử dụng nylon đáp ứng tối đa nhu cầu của nhiều nước trên thế giới cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, nylon lại tác động rất lớn đến môi trường và biến đổi khí hậu trong hàng chục năm qua. Vậy đặc tính của nylon là gì? Các giải pháp nào được kỳ vọng thay thế nylon tốt hơn?

congtyxulynuocthai.vn sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết vấn đề này!

Những tác động của nylon đến môi trường

Nilon có độ bền, độ đàn hồi lớn với sợi polyme tổng hợp được sử dụng lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1938. Nilon vốn dĩ không phải sợi tự nhiên, thay vào đó, nó chứa loại nhựa phân tử siêu nặng hoặc từ các monome hóa dầu.

Quá trình sản xuất nilon chắc chắn gắn liền với sản xuất dầu khí nên tác động tiêu cực đến môi trường tương tự như nhiên liệu hóa. Vì thế, nilon làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Nilon đứng đầu danh sách các vật liệu tổng hợp tác động rất lớn đến môi trường. So với các loại sợi làm từ nhựa, sản xuất và chế biến nilon tiêu tốn nhiều năng lượng gây phát thải khí nhà kính và dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Trong quá trình này thường phát thải lượng lớn khí nito oxit (loại khí gây hiệu ứng nhà kính) cao gấp 300 lần so với cacbon dioxit, làm suy giảm tầng ozon. Phần nước thải được tạo ra trong quá trình sản xuất nylon lại gây ô nhiễm nếu không qua xử lý sẽ gây hại cho nhiều sinh vật khác.

Sử dụng nilon cũng không bền vững. Giặt vải nhựa hay thải ra nhiều sản phẩm nhựa làm phát sinh hàng tấn vi sợi nhựa ra ngoài đại dương.

Xử lý các sản phẩm nylon không đúng cách dẫn đến việc tích tụ hạt vi nhựa trong hệ sinh thái thủy sinh. Ngay khi được xử lý những hạt vi nhựa nhỏ cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường biển.

Những cách thay thế an toàn hơn

Ngành dệt may sử dụng nguồn nguyên liệu chính lấy từ sợi (chất dẻo – sợi tổng hợp). Vật liệu phổ biến nhất là polyester (55%), tiếp theo là nilon chiếm 5%. Còn được gọi là polyamide, nilon ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như dược phẩm và công nghiệp với mức tiêu thụ 6,6 triệu tấn mỗi năm.

Thúc đẩy phát triển nylon bền vững hơn

Vì mức độ sử dụng rộng rãi và tác động tiêu cực đến môi trường nên việc tìm kiếm giải pháp thay thế được xem là hoạt động cấp thiết. Polyme hóa dầu được thay thế bằng polymid sinh học từ các axit amin để sản xuất nylon cho kết quả khả quan hơn.

Còn ở Hoa Kỳ, các nhà khoa học phát hiện ra quy trình mới để chuyển đổi sinh khối thành nilon. Trong đó nilon được sản xuất tái tạo thông qua chuyển đổi sinh học của đường. Nhờ vậy mà loại bỏ nhu cầu sử dụng dầu mỏ.

Thúc đẩy con đường tái chế

Những đổi mới công nghệ, những nỗ lực hướng đến nền kinh tế tuần hoàn mới thì tái chế là con đường mới. Nilon và polyester có thể khử phân giải chiết xuất thành monome. Các nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới đã tạo ra sợi nylon – 6 với 100% nguyên liệu tái chế.

Và sợi tái chế được dùng trong quần áo. Mặc dù công nghệ tái chế “trưởng thành” hơn nhưng vẫn chưa thể áp dụng rộng rãi với quần áo vì chúng rất khó thực hiện và yêu cầu kỹ thuật cao.

Việt Nam chấm dứt nhập khẩu túi nylon

Túi nilon siêu mỏng, khó phân hủy và thường chỉ thải bỏ sau một lần sử dụng. Nhưng xử lý túi nilon ở nước ta chủ yếu là chôn lấp. Chất thải từ túi nilon sau khi phân hủy thường tác động tiêu cực đến môi trường sống.

Kể từ 2026, nước ta sẽ không nhập khẩu, sản xuất túi nilon khó phân hủy. Đồng thời sẽ triển khai hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn. Tăng cường tái chế, tái sử dụng và xử lý rác kết hợp với thu hồi năng lượng. Những hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn phát triển.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 tại các trung tâm thương mại, siêu thị sẽ sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường. Khuyến khích dùng túi giấy, bao gói dễ phân hủy sinh học.