Nền kinh tế tuần hoàn không ngừng được phát triển, mức sống của con người dần được nâng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng, an toàn ngày càng được chú trọng. Thế nhưng, xã hội lại gặp ít nhiều tiêu cực đến sinh thái môi trường, đặc biệt liên quan đến chai nhựa.
Lon nhôm liệu có tốt không?
Mặc dù đây là giải pháp kinh tế theo hướng mới nhưng cũng cần đánh giá tổng quan tác động của lon nhôm đến môi trường. Về mức độ gây ô nhiễm, một lon nhôm thải đến 1.300 gram khí CO2 còn một chai nhựa được làm từ PET thì chỉ thải khoảng 330 gram khí CO2.
Theo các chuyên gia, lon nhôm cũng không hẳn an toàn tuyệt đối mà nó tác động đáng kể đến môi trường. Khi xem xét đến biến đổi môi trường cần tính toán đến lượng khí cacbon thải cùng sự ưa chuộng của người tiêu dùng và năng lượng, nước. Một khó khăn khác cho việc chuyển đổi từ chai nhựa sang lon nhôm thì không đủ sản phẩm để cung ứng.
Hiệu quả từ mô hình tái sử dụng lon nhôm
Đứng trước thực trạng đại dương bị ô nhiễm do chai nhựa, nhiều thương hiệu nước uống chuyển hẳn sang sử dụng lon nhôm như Pháp, Anh, Ba Lan, Đan Mạch,… hoặc các tập đoàn lớn như Coca-cola, Pepsi cũng đã chuyển dần sang sử dụng lon nhôm.
Tái chế nhựa cần đến quy trình phức tạp là nguyên nhân khiến môi trường dần xuống cấp nên nhôm trở thành lựa chọn xanh. Tuy nhiên bên cạnh việc giảm thiểu rác thải nhựa thì nhôm lại có giá thành khá đắt đỏ. Rất khó để so sánh lượng cacbon của nhôm và nhựa vì nhựa được sản xuất chủ yếu bằng thủy điện thay vì dùng nhiên liệu hóa thạch nên giảm lượng lớn khí thải vào khí quyển.
Khi chuyển sang sử dụng lon nhôm, các tập đoàn cũng cân nhắc rất kỹ đến vấn đề chi phí. Lon nhôm có những lợi thế riêng nhưng vẫn chưa được ứng dụng trên quy mô lớn. Bởi lẽ nhôm lại đắt hơn nhựa, cụ thể chi phí nguyên liệu cho sản xuất lon nhôm cao hơn 25 – 30% so với chai nhựa PET.
Khi chuyển sang lon nhôm sẽ làm gia tăng chi phí cho hãng giải khát như bắt buộc phải xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì thế, người tiêu dùng cũng phải gánh một phần chi phí này, hiểu đơn giản là giá thành sản phẩm sẽ tăng lên.
Chai nhựa hay lon nhôm phải đáp ứng tiêu chí thuận lợi. Trong trường hợp bất khả kháng, người tiêu dùng mới mở nắp uống hết một chai nước. Đối với chai nhựa khi dùng có thể đậy nắp lại nhưng với lon nhôm thì bạn phải sử dụng dần dần cho đến khi hết.
Nỗ lực xanh hóa chai nhựa
Tiêu dùng xanh là mục đích mang tính thân thiện với môi trường, không gây hại và không đe dọa đến sức khỏe con người và hệ sinh thái tự nhiên. Các sản phẩm xanh phải được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên hoặc chất hữu cơ với các thành phần đơn giản, ít gây hại và tác động đến môi trường.
Ở Mỹ tỷ lệ lon nhôm tái chế chỉ chiếm trung bình khoảng 68% so với 3% chai nhựa. Không chỉ tập trung sản xuất nước đóng lon, doanh nghiệp hiện đang nỗ lực xanh hóa chai nhựa. Chẳng hạn như tạo ra hợp chất mới dễ phân hủy sinh học hơn hoặc khả năng tái chế dễ dàng hơn.
Hãng Danone (Pháp) hiện đang sử dụng 400.000 tấn chai nhựa PET mỗi năm. Với nhu cầu này, họ đang dần chuyển sang hướng tái chế nhựa với tỷ lệ khoảng 50%.
Còn nhiều nước ở châu Âu (Đan Mạch, Thụy Điển, Đức) đã áp dụng chương trình tính phí sử dụng nhựa. Ví dụ, ở Đức mỗi người mua nước đóng chai thì phải đặt cọc 0,25 euro và chỉ được hoàn trả khi dùng xong và trả lại chai cho cửa hàng. Nhờ vậy mà Đức đã cắt giảm đến 9 tỷ chai nhựa mỗi năm.
Truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết về các dịch vụ xử lý môi trường của Hợp Nhất!