Hóa chất thuốc BVTV thường chứa hợp chất độc hại đối với môi trường. Thế nhưng trước thực trạng lạm dụng hóa chất BVTV quá nhiều lại mang đến những hệ lụy đối với môi trường, đe dọa đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Cùng phân tích một số tác hại từ hóa chất BVTV đến môi trường qua nội dung dưới đây.
1. Tác động từ hóa chất BVTV đến môi trường
Một số tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường phải kể đến là:
1.1. Ô nhiễm đất
- Ngành nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất BVTV khác nhau thông qua các hoạt động như phun hoặc theo dòng nước mưa, xói mòn đi vào đất.
- Nhiều loại bị phân giải qua quá trình sinh học hoặc tác động lý hóa. Thời gian phân hủy của chúng khá lâu vì hoạt tính sinh học kém cũng như tùy thuộc vào nhiều yếu tố môi trường khác nhau.
- Những nhóm chất hóa học này tích tụ lâu thường gây hại cho thực vật, hệ sinh thái môi trường, giảm chất dinh dưỡng trong đất cũng như làm phát sinh nhiều độc tính nguy hại.
- Bên cạnh đó với những loại có độc tính cao sẽ giết chết nhiều loại VSV có hại trong đất.
1.2. Ô nhiễm môi trường nước
- Nhiều hóa chất BVTV rò rỉ vào môi trường nước thông qua rửa trôi, nước mưa khiến lượng lớn thuốc trừ sâu, phân bón đi vào nguồn nước tự nhiên.
- Hoặc các hoạt động của con người như đổ hóa chất, vứt chai lọ, nước súc rửa vào nguồn tự nhiên. Lượng lớn thuốc trừ sâu tích lũy trong bùn đất, nước mặt làm ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Chưa kể chúng còn ảnh hưởng đến nước ven biển, tác động đến nước tưới tiêu,….
1.3. Ô nhiễm không khí
- Các loại thuốc BVTV khiến không khí bị ô nhiễm dưới dạng hơi hoặc bụi. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tính chất từng loại, nhiệt độ, ánh sáng, gió,… truyền vào môi trường không khí.
- Nhiều loại thuốc BVTV có khả năng bay hơi rất xa, làm tăng nguy cơ ô nhiễm không khí, nhất là thuốc trừ sâu độc hại.
2. Phương pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm hóa chất BVTV
Nếu nguồn nước bị nhiễm hóa chất BVTV, chúng ta có thể tham khảo một số phương pháp xử lý như sau:
- Xử lý bằng tia cực tím: Làm mất ổn định hoặc gãy mạch các liên kết hoạt chất, giải pháp này khá hiệu quả, chi phí thấp, an toàn với môi trường.
- Xử lý bằng plassma: Đây là thiết bị không được sử dụng phổ biến, chất hữu cơ tiếp xúc trực tiếp với sóng bức xạ electron cực ngắn có tác dụng làm tăng quá trình phân hủy cũng như phản ứng giúp hình thành SO2, CO2, HPO32-, Cl2, Br2.
- Xử lý bằng ozon/UV: Khi ozone kết hợp cùng tia cực tím giúp phân hủy chất hữu cơ, khi đó thuốc trừ sâu phản ứng với O3, CO2, H2O cùng nhiều nguyên tố khác. Giải pháp này không cần chi phí vận hành quá cao, thiết bị gọn nhẹ, chất thải hình thành ít độc hơn, thời gian phân hủy cũng ngắn hơn.
- Xử lý bằng oxy hóa trong điều kiện ướt: Phương pháp này thực hiện ở nhiệt độ khoảng 350 độ C với hiệu suất đến 95%.
- Xử lý bằng phân hủy sinh học: Dựa vào vai trò của VSV phân hủy nhiều hợp chất hóa học khác nhau. Nhóm VSV có sẵn trong môi trường đất với khả năng phân hủy nhiều cấu trúc hóa học với hoạt tính sinh học cao. Ngược lại chúng sẽ dùng các hợp chất dinh dưỡng, cacbon, nito và năng lượng để tăng cường quá trình phát triển.
Trước thực trạng ô nhiễm như hiện nay, con người cần có ý thức hơn trong việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV đúng cách nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả bền vững hơn.