Tác hại của thuốc trừ sâu đối với môi trường

Thuốc trừ sâu liên tục đưa vào môi trường thông qua các hoạt động của con người. Do đó những rủi ro của việc sử dụng cũng khá nghiêm trọng. Thuốc trừ sâu cùng những sản phẩm phân hủy của chúng đi vào khí quyển, đất và nước dẫn đến tích tụ nhiều chất độc hại, đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người.

Nếu tích lũy trong thời gian lâu dài dẫn đến mất đa dạng sinh học. Vậy có thể thay thế thuốc trừ sâu bằng những sản phẩm thân thiện nào? Biện pháp xử lý nước thải nhiễm thuốc trừ sâu bằng phương pháp nào? Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu!

So sánh thuốc trừ sâu hóa học và sinh học

Đối với nguồn gốc

  • Thuốc hóa học: cấu tạo từ nhiều chất độc hóa học như Diaphos 50EC, Lancer 50SP, DDT, Axit boric, Acephate, Glyphosate,…
  • Thuốc sinh học: có nguồn gốc sinh vật thường chia thành thuốc vi sinh, thuốc có nguồn gốc thảo mộc.

Mức độ độc hại

  • Hóa học: ngoài việc tiêu diệt sâu bệnh, nó gây ra nhiều bất lợi như ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người như ung thư, dị tật,… Với đặc tính khả năng phân hủy lâu nên hầu như các loại nông sản vẫn còn tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu trên thị trường.
  • Sinh học: mức độ độc hại thấp hơn, ít gây ô nhiễm môi trường vì khả năng phân hủy nhanh, không tác động đến các loài thiên địch và giúp cân bằng hệ sinh thái.

Khả năng tiêu diệt sâu bệnh

  • Thuốc hóa học có tác dụng nhanh, hiệu quả cho nhiều loại sâu bệnh khác nhau nhưng lại gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.
  • Thuốc sinh thái: tác dụng chậm hơn, thích hợp vào thời điểm sâu bệnh mới bắt đầu. Đặc biệt nó khá an toàn với môi trường, phòng bệnh hiệu quả cao và tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững, xanh hơn.

Tác hại của thuốc trừ sâu đối với môi trường

Cách XLNT chứa thuốc trừ sâu

Thành phần cần xử lý

Hiện nay, các nhà máy sản xuất khá nhiều từ hệ thống xử lý bụi, khí thải; nước thải rửa chai lọ, bao bì, thùng chứa nguyên liệu hoặc nước thải từ vệ sinh máy móc, nhà xưởng.

Chúng giảm chất lượng môi trường, gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, ô nhiễm vì chứa nhiều hóa chất độc hại cùng nhiều dung môi nguy hiểm khác.

Người ta tìm thấy trong nhiều dòng chảy chứa phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu đe dọa đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Các dòng chảy rửa trôi từ các khu vực phát triển nông nghiệp đã qua xử lý, thuốc trừ sâu dễ dàng di chuyển từ hệ thống XLNT sau xử lý ra nguồn tiếp nhận.

Thực tế, nước thải từ các nhà máy XLNT chứa nhiều thành phần gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Trong số đó có hai loại thuốc trừ sâu như Dieldrin và DDx với mức độ độc hại cao nên buộc phải được loại bỏ trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Phần lớn, chất lượng nước ngầm tại nhiều quốc gia không đảm bảo vì tác động từ thuốc trừ sâu. Các thành phần tiêu biểu bao gồm Dieldrin và DDx sẽ bị loại bỏ qua các giải pháp để xử lý nước thải tiêu chuẩn như xử lý thứ cấp, ozone hóa, vi lọc, thẩm thấu ngược, oxy hóa nâng cao trong các thiết bị lọc nước tiên tiến.

Công nghệ xử lý nước thải nhiễm thuốc trừ sâu

Cả 2 thành phần độc hại trên cũng được loại bỏ thông qua xử lý vật lý, hoặc hệ thống XLNT hoàn chỉnh bao gồm quá trình xử lý sinh học.

Các công nghệ khác như hấp phụ, đông tụ chỉ đơn thuần tập trung thuốc trừ sâu bằng cách chuyển chúng đến giai đoạn khác nhưng chưa bị loại bỏ hoàn toàn. Để giải quyết vấn đề này. Ngoài việc giảm phát thải thì cần thực hiện 2 chiến lược quan trọng:

  • Xử lý hóa học nước uống, nước mặt và nước ngầm bằng cách loại bỏ hết chất độc hại.
  • Xử lý hóa học nước thải chứa chất diệt khuẩn và chất ô nhiễm sinh học làm thuốc trừ sâu.

Do đó nhiều nhà máy xử lý chất thải ô nhiễm tại nguồn, phát triển nhiều công nghệ XLNT tiên tiến, chi phí thấp với khả năng khử chất ô nhiễm mà không gây áp lực lên môi trường hoặc nguy hiểm cho sức khỏe con người trước khi tái sử dụng nguồn nước.