Lãnh thổ Brazil chiếm đến 60% diện tích rừng Amazone. Và đây cũng là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, là vùng đa dạng sinh học nổi tiếng với nhiều loài động, thực vật sinh sống. Khu rừng này hấp thị CO2 trên thế giới – loại khí nhà kính gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.
Dấu hiệu cho thấy rừng nhiệt đới Amazone đang bị tàn phá
Theo Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) hiện có khoảng 829 km2 rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới bị tàn phá trong tháng 5 vừa qua. So với cùng kỳ năm ngoái, rừng Amazone bị tàn phá ngày càng lớn, cao hơn khoảng 12%.
Tuy nhiên, với thời tiết nắng nóng vào mùa khô rất dễ gây ra cháy rừng. Nghiêm trọng hơn, diện tích của Amazone dần bị thu hẹp do những tác động trực tiếp của con người như khai thác gỗ, đào hầm mỏ, khai hoang lấy đất trồng trọt và chăn nuôi bất hợp pháp. Theo đó, diện tích chặt phá vượt quá mức 2.000 km2, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Viện nghiên cứu môi trường Amazone dự kiến sẽ có 9.000 km2 rừng bị chặt phá, đốt phát quang trong tháng 8 tới hoặc những đám cháy rừng cũng thu hẹp quy mô đáng kể. Chỉ riêng năm 2019 có hơn 9.166 km2 diện tích rừng bị chặt phá. Số lượng các vụ cháy rừng 89.178 vụ, tăng hơn 30% so với năm 2018. Vì những nguyên nhân này mà nhiều diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá gây ra nhiều bất đồng và phẫn nộ của cộng đồng.
Hệ lụy khi rừng Amazone bị tàn phá
Vai trò điều hòa không khí của rừng Amazone
Như chúng ta đã biết, Amazone được xem là lá phổi xanh của thế giới, là giải pháp xử lý khí thải độc hại và giữ vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Với khả năng hấp thụ CO2 từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, Amazone hấp thụ CO2 và cung cấp khoảng 20% lượng oxy cho Trái Đất, là nơi sống của 1 triệu thổ dân của 500 bộ lạc và là “ngôi nhà chung” của 3 triệu loài động vật, thực vật. Hầu hết các cánh rừng này hấp thụ đến 25 – 30% lượng CO2 do con người thải ra không khí từ hoạt động khai thác, sản xuất và sinh hoạt thường ngày.
Dự báo về hệ lụy khi rừng bị tàn phá
Giám đốc khoa học tại Vườn bách thảo Hoàng gia Anh đưa ra thông báo nếu con người không dừng các hoạt động tàn phá rừng và có giải pháp xử lý môi trường hiệu quả thì nhân loại sẽ không còn thấy những khu rừng nhiệt đới rộng lớn và đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới.
Lý do được cho là có khoảng 20% diện tích rừng bị tàn phá để nhường chỗ cho các hoạt động khai thác gỗ, sản xuất, dầu cọ, nhiên liệu sinh học và chăn nuôi bò. Các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo, cây rừng sẽ chết khô dần từ lá hoặc rễ do hệ sinh thái bị xáo trộn đến mức không phù hợp để sống.
Trong tương lai, Amazone có nguy cơ trở thành những đồng cỏ khô cằn, không còn khả năng duy trì môi trường cho các loài động, thực vật và không còn là lá phổi xanh của toàn cầu. Ví dụ điển hình là các khu rừng nhiệt đới trên thế giới đang dần mất khả năng hấp thụ CO2 thải ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.
Theo đó, công suất hấp thụ khí CO2 tại các khu rừng châu Phi giảm 14% vào năm 2030 và Amazone sẽ có tỷ lệ này là 0% vào năm 2035. Như vậy, các cánh rừng có chu trình ngược vì nó sẽ chuyển sang chu trình nhả khí CO2 và tăng biến đổi khí hậu. Không chỉ có lượng lớn khí CO2 giải phóng vào bầu khí quyển mà lượng nước ở Amazone cũng bị bốc hơi đáng kể làm giảm khả năng khí quyển hấp thụ phóng xạ từ mặt trời.