Phương pháp điện hóa trong xử lý nước thải sản xuất sơn được ứng dụng như thế nào? Hiện nay có bao nhiêu công nghệ điện hóa phổ biến? Ưu điểm của các cách điện hóa này?
1. Phương pháp điện hóa trong xử lý nước thải
Hiện nay trong các nhà máy sơn, nước thải nhiễm bẩn chủ yếu hình thành trong quá trình sản xuất, rửa các thiết bị công nghệ, rửa bao bì và nền của phân xưởng sản xuất. Nước thải từ các nhà máy sơn thường chứa nhiều chất gây ô nhiễm có độ phân tán cao, độ bền nhiệt động học, hoạt tính hóa học khác nhau.
Ngoài ra, nếu không xử lý nước thải sản xuất sơn rất dễ làm phát tán nhiều chất độc hại, độ màu và mùi đặc biệt. Nước thải bị nhiễm bẩn từ nguyên liệu đầu vào, sản phẩm phụ và sản phẩm cuối cùng như chất tạo màng, dung môi, bột màu, chất phụ gia.
Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp cơ học và hóa học lại không mang lại hiệu quả cao vì hàm lượng chất hữu cơ còn lại sau quá trình xử lý vượt quá giới hạn cho phép. Vì thế người ta lại áp dụng phương pháp điện hóa xlnt. Vậy phương pháp điện hóa xử lý nước thải là gì? Đây là giải pháp xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa chủ yếu dựa vào quá trình điện phân bằng nguồn điện hình thành phản ứng điện hóa ở cực dương và cực âm.
2. Phương pháp điện hóa tuyển nổi
Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất sơn, người ta thường ưu tiên ứng dụng phương pháp điện tuyển nổi. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này dựa trên sự nổi lên từ các bọt khí hydro chứa oxy trong pha phân tán chất ô nhiễm hình thành từ quá trình điện phân nước. Lúc này, các bọt khí nổi lên sẽ va chạm với các phần tử chất ô nhiễm phân tán theo dung dịch tạo ra lớp váng bọt nổi lên bề mặt.
Đầu tiên nước thải được dẫn qua bể xử lý nước thải trung hòa đến thiết bị điện tuyển nổi. Tại đây, dung dịch keo tụ được thêm vào để bão hòa chất lỏng tạo ra nhiều bọt khí trên các điện cực. Những bọt khí bày bám vào chất bẩn và kéo chúng nổi lên trên bề mặt. Sau đó, sản phẩm bọt khí (hay bùn tuyển nổi) được thiết bị thu gom bọt rồi sau đó theo đường ống chảy vào các bể chứa nước. Lớp bùn tuyển nổi này chứa nhiều bột màu, chất tạo màu từ quá trình sản xuất sơn.
Ưu điểm của phương điện tuyển nổi đó chính là chế độ vận hành đơn giản, các thiết bị máy móc cũng được bảo dưỡng. Độ phân tán các bọt khí bám dính với các tạp chất không hòa tan. Quá trình khoáng hóa bổ sung hợp chất hữu cơ xảy ra đồng thời với quá trình tẩy độc nước nhờ oxy nguyên tử và clo hoạt tính.
3. Phương pháp điện hóa bằng keo tụ
Phương pháp này thường áp dụng để xử lý nước thải có các đặc trưng: chứa kim loại nặng, chứa nhiều chất hữu cơ, chất tạo màu và kim loại nặng khó phân hủy sinh học. Nguyên lý hoạt động của keo tụ điện hóa dựa vào quá trình điện hóa hòa tan các anot nhằm tạo ra nhiều hydroxit hoạt tính cao để hình thành phản ứng keo tụ chất ô nhiễm trong nước thải, nhất là chất tạo màu trong nước thải sản xuất sơn.
Quá trình keo tụ điện hóa thường sử dụng dòng điện một chiều, các điện cực dương có thể khử kim loại hòa tan. Thời gian lưu nước, cường độ dòng điện và chế độ vận hành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, bể keo tụ điện hóa hoạt động ở điều kiện nạp nước thải liên tục. Đặc biệt hệ thống điện cực thường đặt chìm trong nước để tăng diện tích tiếp xúc giữa bọt khí với chất ô nhiễm.
4. Phương pháp oxy hóa điện cực
Phương pháp này thường được ứng dụng để xử lý nước thải có nồng độ chất hữu cơ độc hại cao, đặc biệt xử lý nước thải rỉ rác, sản xuất sơn, dược phẩm,… Khi đó chất hữu cơ độc hại khó phân hủy trở thành chất hữu cơ dễ phân hủy bằng vi sinh hoặc bị oxy hóa thành CO2 và H2O. Suốt quá trình điện phân phản ứng tạo thành oxy giúp làm giảm hiệu suất oxy hóa nên người ta thường dùng PbO2, SnO2 làm tăng điện thế oxy hóa, bền vững hơn trong nhiều nguồn nước thải khác nhau.
Sự thay đổi thành phần và cấu trúc trên bề mặt điện cực thường rất quan trọng trong suốt quá trình oxy hóa điện phân. Mật độ dòng anot thường ảnh hưởng nhiều đến quá trình oxy. Quá trình này còn bị hạn chế bởi việc vận chuyển chất hữu cơ đến bề mặt điện cực.
Chi tiết xin truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm thông tin!