Giấy có thể tái chế đến 6 lần trước khi vứt bỏ và sản xuất giấy tái chế là giải pháp giúp giảm thiểu lượng chất thải rắn ra môi trường. Hiện nay song song với việc tập trung sản xuất thì nhu cầu xử lý nước thải giấy tái chế được doanh nghiệp chú trọng và áp dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau phù hợp với đặc tính, mức độ ô nhiễm trong từng nguồn thải.
1. Vì sao nước thải ngành giấy gây ô nhiễm?
Xuất phát từ nguyên nhân các nhà máy giấy tạo ra nhiều chất ô nhiễm trong nước thải tùy theo quy trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nước thải nhà máy giấy được hình thành từ lượng lớn thành phần và tạo ra rất nhiều chất ô nhiễm. Do hóa chất được dùng trong quá trình nghiền bột và tẩy trắng như natri hydroxit, natri cacbonat, natri sunfua, clo dioxide hoặc hydro peroxit, axit sunfuric.
Trong đó phải kể đến lignin, nó là polyme hữu cơ bị hydroxyl hóa và metoxit hóa phức tạp. Trong quá trình nấu, phần lớn ligin bị loại bỏ ở dạng rượu đen và đốt cháy trong lò hơi thu hồi năng lượng và hóa chất đã qua sử dụng. Phần ligin còn lại bị loại bỏ trong công đoạn tẩy trắng và thải ra ngoài dưới dạng nước thải.
Nước thải từ nhà máy sản xuất giấy chứa nhiều hợp chất hữu cơ như phenol được clo hóa, axit nhựa, ligin clo hóa, axit béo không bão hòa, axit cacboxylic cùng nhiều chất hữu cơ khác chứa clo, lưu huỳnh hoặc nito, photpho.
2. Đề xuất phương án xử lý nước thải giấy tái chế
Khi việc xả thải làm ô nhiễm nghiêm trọng là mối quan tâm hàng đầu thì ngành sản xuất giấy cũng có những bước tiến mới để giảm lượng nước thải chất độc. Và khi nhắc đến giải pháp xử lý đúng cách phải kể đến một số công nghệ có tác dụng khử nhiều thành phần độc hại, chất hữu cơ, vô cơ như xử lý sơ cấp, thứ cấp và thậm chí xử lý bậc 3.
Mục tiêu của những phương pháp nhằm đáp ứng đáng tin cậy việc tái chế, tái sử dụng nước thải để giảm thiểu chi phí. Phần nước nước thải từ nhà máy giấy và bột giấy thường trải qua quy trình làm sạch với phương pháp xử lý sơ cấp phổ biến để giảm TSS, BOD cùng nhiều chất khác.
Ngoài ra đối với xử lý sinh học thứ cấp cũng góp phần xử lý COD, BOD, các halogen liên kết hữu cơ như vi khuẩn gốc cacbon. Có thể kể đến quy trình như bùn hoạt tính, sục khí sử dụng VSV loại bỏ chất ô nhiễm, chất dinh dưỡng như nito hoặc photpho.
Trong khi đó xử lý bậc 3 cũng giúp ổn định chất oxy hóa và loại bỏ chất dinh dưỡng còn sót lại sau giai đoạn xử lý thứ cấp. Lợi ích của xử lý bậc 3 với khả năng kiểm soát chất ô nhiễm tốt, tái sử dụng nước tại chỗ chất lượng cao. Tương tự thì các cách tiếp cận như hấp phụ, khử trùng, đông tụ, kết tủa, lọc màng, khử clo và oxy hóa hỗ trợ tối đa yêu cầu xử lý nước thải.
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải giấy tái chế được thực hiện theo các bước như sau:
Bể lắng cát — > Bể điều hòa — > Bể phản ứng — > Bể lắng I — > Bể Aerotank — > Bể lắng II — > Bể lọc nhanh — > Bể khử trùng — > Nguồn tiếp nhận
Và một quy trình khác cũng nổi trội chẳng kém là phân hủy kỵ khí không yêu cầu oxy hóa nên tiết kiệm năng lượng. Hệ thống này tạo ra ít bùn hơn, giảm BOD hiệu quả hơn so với xử lý hiếu khí. Mặc khác, vì vi khuẩn khá nhạy cảm với các điều kiện nước thải nên người ta thường cải tiến thiết kế bể phản ứng kỵ khí hoạt động hiệu quả, đáng tin cậy và tiết kiệm hơn.
Đối với nước thải ngành giấy tái chế, người ta còn dùng thêm phương pháp tuyển nổi bằng cách sục khí tạo ra bọt khí kéo theo hạt chất rắn nổi lên trên mặt nước. Công nghệ này thường áp dụng theo 3 cách gồm tuyển nổi bằng khí phân tán, tuyển nổi chân không hay tuyển nổi áp lực.
Tác dụng của tuyển nổi giúp loại bỏ váng dầu, hạt cặn trong nước thải sản xuất giấy, chế biến thực phẩm hay xử lý nước thải lò giết mổ. Tuyển nổi rất dễ vận hành, chi phí thấp, hiệu suất tách cặn lớn hơn nhiều so với hệ thống lắng thông thường.
Nếu như bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn giải đáp các giải pháp công nghệ tối ưu hơn thì hãy gọi ngay Hotline: 0938.857.768 để được công ty xử lý nước thải Hợp Nhất hướng dẫn chi tiết hơn.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp