Ứng dụng công nghệ hiện đại xử lý khí thải ô nhiễm để giảm lượng lớn khí thải đầu ra từ các ngành công nghiệp, giao thông vận tải,…là biện pháp tối ưu chống BĐKH.
Một số nguồn phát thải ô nhiễm
Ngành giao thông vận tải
- Đường bộ: phát thải do dùng năng lượng từ dầu diesel như ô tô, xe tải và xe buýt. Khoảng 60% lượng khí thải giao thông đường bộ (ô tô, xe máy, xe buýt) và 40% còn lại từ xa tải. Điều này có thể chuyển đổi sang năng lượng điện tái tạo nên giảm đến 11,9% lượng khí thải toàn cầu.
- Hàng không: xuất phát từ nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa.
- Đường thủy: khí thải phát sinh khi dùng dầu diesel từ tàu thuyền.
- Đường sắt: lượng khí thải tương đối thấp chủ yếu liên quan đến vận chuyển hành khách và hàng hóa.
Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp
- Xi măng: chủ yếu phát sinh CO2 từ quá trình chuyển đổi hóa học trong sản xuất clinker thành vôi sống (CaO) và CO2.
- Hóa chất và hóa dầu: phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất amoniac, hoặc sản xuất nhiều vật liệu như nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu, dệt may.
- Luyện thép, xi mạ: chủ yếu phát sinh nhiều ion kim loại như nhôm, đồng, chì, niken, thiết, titan, kẽm vừa đòi hỏi tiêu thụ năng lượng lớn vừa có mức phát thải cao.
Phát thải từ nông nghiệp, lâm nghiệp
- Đất trồng trọt: khí CO2 thải ra khi đất trồng trọt bị suy thoái hoặc cô lập. Khi chúng bị thoái hóa làm mất cacbon chuyển thành CO2. Ngược lại khi đồng cỏ được phục hồi thì cacbon sẽ bị cô lập.
- Phá rừng: phá rừng cũng là một trong những hoạt động phát thải âm vì thay đổi kho dự trữ cacbon trong đất rừng.
- Đất nông nghiệp: nito oxit là khí nhà kính mạnh tạo ra từ các loại phân bón nito tổng hợp trong quá trình trồng các loại thực phẩm, thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học. Khi bón phân nito làm tăng lượng khí N2O vào môi trường.
- Chăn nuôi: vi khuẩn trong hệ tiêu hóa phân hủy thức ăn hình thành khí metan như một sản phẩm phụ.
Làm cách nào hạn chế khí thải ô nhiễm?
Giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm
Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm không khí công nghiệp và làm sạch dung môi bao gồm những hệ thống quen thuộc dưới đây:
- Hệ thống tách/lọc.
- Hệ thống dùng chất kết tủa tĩnh điện khô.
- Dùng chất oxy hóa xúc tác.
- Giải pháp kiểm soát SCR, SNCR.
- Hệ thống hấp thụ, hấp phụ, trao đổi ion.
- Hệ thống xử lý hóa học, sinh học, tháp xử lý kiểu ướt/khô.
Việc sử dụng các hệ thống xử lý khí thải công nghiệp có tác dụng loại bỏ nhiều chất ô nhiễm như:
- SO2, NOx, CO, VOC, H2S, HCl, NH3.
- Dioxin, furan, dung môi, thủy ngân, hơi kim loại.
- Kiểm soát nhiệt, độ ẩm và mùi hôi.
Và chức năng cốt lõi của mỗi hệ thống sẽ:
- Làm sạch khí thải từ các quy trình sản xuất.
- Loại bỏ khí thải từ quá trình phản ứng.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy định về kiểm soát khí thải. Đồng thời giảm sử dụng năng lượng sơ cấp.
- Giúp kiểm soát mùi khó chịu.
Làm sao để lựa chọn đúng công nghệ?
Lọc khí thải là lĩnh vực rộng lớn. Hiện có nhiều công nghệ và phương tiện khác nhau để xử lý hiệu quả khí thải ô nhiễm. Tùy thuộc vào dạng, thành phần của khí thải mà thay đổi rất nhiều từ giai đoạn, quy trình này sang giai đoạn khác. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống xử lý khí thải thông thường vì các công nghệ thường hoạt động riêng lẻ nên hiệu suất xử lý chưa cao.
Vì thế tùy thuộc vào lưu lượng, nồng động của khí thải mà người ta sẽ ứng dụng giải pháp phù hợp nhất. Điều quan trọng mỗi hệ thống phải được thiết kế và vận hành đáng tin cậy, ít bảo trì với cấu hình hoạt động bền vững, năng suất cao.
Hiện nay khí thải công nghiệp ngày càng quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn xả thải. Do đó, bạn cần thiết kế hệ thống xử lý khí thải sử dụng công nghệ xử lý tối ưu, yêu cầu sửa chữa thấp và khả năng xử lý linh hoạt cho nhiều chất thải khác nhau.
Nếu bạn cần tư vấn về dịch vụ XLKT công nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn nhiều thông tin chi tiết hơn.