Nước thải sinh hoạt phải xử lý, vì sao?

Xử lý nước thải sinh hoạt là hoạt động thiết yếu và có tính bắt buộc đối với một số dự án. Thế nhưng, áp dụng phương pháp nào để vừa đảm bảo được chất lượng nguồn nước sau xử lý vừa tối ứu hóa được các chi phí đầu tư cho doanh nghiệp và chủ đầu tư?

Cùng Công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết hơn về các hoạt động phát sinh, tác hại và 4 giải pháp xử lý sơ bộ nguồn nước thải sinh hoạt này!

Hoạt động phát sinh nước thải sinh hoạt

Thông qua nhu cầu sử dụng nguồn nước trong các hoạt động sống , con người bằng cách nào đó đã đưa vào môi trường vô số tác nhân gây hại, trong đó có nước thải sinh hoạt.

Đặc điểm chung của nguồn thải này là chứa nhiều chất vô cơ, hữu cơ khó phân hủy, các loại vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, cùng hàm lượng BOD, Nitơ, Photpho cao.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nguồn:

  • Các chất do con người bài tiết ra, bao gồm: phân, nước tiểu, máu, chất dich cơ thể.
  • Qúa trình sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt có sử dụng các loại hóa chất.
  • Các chất lỏng tồn dư như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, dầu ăn, đồ uống.

Điều gì sẽ xảy ra nếu nguồn nước bị ô nhiễm?

Bên cạnh nước thải công nghiệp thì nước thải sinh hoạt, nếu không được xử lý hiệu quả sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người và để lại hậu quả lâu dài đối với tự nhiên. Cụ thể là:

Ô nhiễm nguồn nước

Khi được xả trực tiếp ra môi trường, nước thải sinh hoạt mang trong mình rất nhiều thành phần độc hại và mầm bệnh. Dòng nước ô nhiễm này hòa lẫn với nguồn nước xung quanh sẽ làm thay đổi cấu trúc và hàm lượng các chất.

Bên cạnh đó, lượng lớn nước thải với màu sắc đen ngòm, vẩn đục, bốc mùi hôi thối chảy ra sông, biển sẽ ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống bên dưới và cảnh quan bên trên bề mặt qua đó tác động trực tiếp đến hệ sinh thái.

Ô nhiễm môi trường đất

Nước thải thẩm thấu lâu ngày trong đất làm thay đổi các thành phần của đất, khiến cây trồng trên đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng về chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng. Vật nuôi sống trong môi trường đất chứa nhiều vi khuẩn, cũng dễ phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm, có thể lây lan sang người.

Không những thế, chất độc hại trong nước thải sinh hoạt ngấm vào lòng đất, đầu độc các mạch nước ngầm. Ở một số địa phương, người dân sử dụng nguồn nước ngầm ô nhiễm này, lâu dần sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Đe dọa đến đời sống con người

Ngộ độc, viêm hô hấp, viêm da, thậm chí ung thư, biến đổi gen là những căn bệnh có thể xảy ra với người sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt 

Theo đà phát triển của khoa học công nghệ thì để xử lý nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn xả thải thì các doanh nghiệp sẽ có khá nhiều sự lựa chọn về quy trình, thiết bị, máy móc,…

Bằng kinh nghiệm tích lũy trong ngành môi trường thì Hợp Nhất sẽ chia sẻ đến bạn đọc cũng như Quý khách hàng 4 phương pháp mà theo chúng tôi đánh giá là “tối ưu nhất” cả về tính hiệu quả cũng như chi phí đầu tư!

Phương pháp xử lý sinh học

Được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ và vô cơ. Phương pháp này được thực hiện dựa trên việc vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và khoáng chất để làm thức ăn.

Từ hoạt động này của vi sinh vật sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Trong xử lý nước thải sinh hoạt sinh học sẽ bao gồm 2 giai đoạn chính là hiếu khí và kỵ khí.

Phương pháp xử lý cơ học

Trong nước thải sinh hoạt thì các hạt lơ lửng và chất rắn không tan tồn tại với kích thước khác nhau. Phương pháp cơ học sẽ thực hiện tách bỏ các chất này ra khỏi nước bằng cách: dùng màng lưới hoặc song chắn rác, dùng bể lắng hoặc bể tách dầu.

Phương pháp xử lý hóa lý

Trong xử lý nước thải dân sinh, chúng ta có thể thực hiện phương pháp hóa lý bằng 2 cách:

  • Xử lý nước thải trong sinh hoạt bằng phương pháp trung hòa để đưa độ pH về mức 6,5 – 8,5 trước khi xử dụng công nghệ xử lý tiếp theo.
  • Xử lý nguồn nước thải sinh hoạt bằng keo tụ tạo bông

Phương pháp xử lý hóa học

Được tiến hành để khử trùng nước và cân bằng độ pH.

Quy trình xử lý nguồn nước thải sinh hoạt:

Bước 1: Bơm nước thải sinh hoạt, tách dầu mỡ và các loại bỏ hoàn toàn chất rắn không tan trước khi đưa vào bể thu gom.

Bước 2: Nước từ bể thu gom được đưa đến bể điều hòa, sục khí liên tục đảm bảo quá trình xử lý không bị quá tải.

Bước 3: Để nuôi dưỡng các vi sinh vật trong nước, bể thiếu khí được trang bị các giá thể sinh học. Tại đây diễn ra quá trình nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành C02, H2O, CH4, đồng thời nồng độ BOD giảm.

Bước 4: Tại bể hiếu khí, quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn và đảm bảo hàm lượng BOD không vượt quá 5mg/l.

Bước 5: Nước tiếp tục chảy sang bể hồi lưu, quá trình khử natri tiến hành.

Bước 6: Tại bể lắng cơ học, những cặn bùn sót lại sẽ đọng xuống đáy.

Bước 7: Các chất cặn bã, bùn, cát tiếp tục lắng lại tại bể chứa bùn.

Bước 8: Ở bước cuối cùng, nước sinh hoạt được khử trùng trước khi đưa vào sử dụng. 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu thi công xây dựng hay thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua số Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn ngay những giải pháp tối ưu nhất!