Nước ngọt Trung Quốc mất đi khả năng điều tiết

Dưới tác động của nhiều dự án, thiên tai bão lũ,…nguồn nước ngọt ở Trung Quốc đang dần mất đi khả năng điều tiết ảnh hưởng đến hệ sinh thái và cuộc sống con người.

Hồ Bà Dương gần sông Dương Tử trải rộng hơn 3.500 km2 là hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc. Không chỉ cung cấp nguồn nước dồi dào mà nó còn là nơi trú ngụ của nhiều loài chim sinh sống trên khu vực đất ngập nước màu mỡ.

Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thay đổi của nguồn nước ngọt ở Trung Quốc ở phân tích dưới đây!

Những thay đổi của hồ nước ngọt Bà Dương

Nguyên nhân khiến nguồn nước ngọt giảm

Thế kỷ 21 lại đánh dấu sự kiện “buồn” đối với hồ nước ngọt có quy mô lớn. Nguyên nhân chính vì đập Tam Hiệp làm cản trở và thay đổi chế độ thủy văn, gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng về mặt sinh thái – xã hội.

Một lý do thứ 2 khiến con đập trở nên “tồi tệ” do việc xây dựng cống đập chắn ngang sông Dương Tử và hồ Bà Dương. Điều này không chỉ tác động đến dòng chảy mà còn gây ra nhiều vấn đề khác tại khu vực hạ lưu.

Kể từ khi đập Tam Hiệp xuất hiện đã làm thay đổi hoàn toàn thủy văn của sông Dương Tử. Con đập này đã giữ lại nước mà lẽ ra nguồn nước này phải chảy vào hồ. Chính vì lý do này mà người dân ủng hộ kế hoạch xây dựng con đập chắn ngang nhằm giảm thiểu hạn hán.

Đồng thời, đập Tam Hiệp khiến mực nước hồ cạn vào mùa thu và mùa đông. Mực nước giảm mức kỷ lục ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước và nhiều khu vực cũng bắt đầu bị suy thoái.

Điều đáng nói nhiều tổ chức phản đối việc xây dựng cống đập mặc dù dự án đã có báo cáo ĐTM được phê duyệt. Nhiều người lo ngại công trình gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, phá hủy hệ sinh thái trên lực vực sông cũng như nguồn nước cấp vùng hạ du của sông Dương Tử.

Nước ngọt ở Trung Quốc mất đi khả năng điều tiết
Nước ngọt ở Trung Quốc mất đi khả năng điều tiết

Khó khăn đối mặt

Mặc dù chính quyền địa phương đã chỉnh sửa ĐTM nhưng việc xây dựng cống đập vẫn chưa được thực hiện. Với sự phản đối lớn, mực nước hồ sâu hơn sẽ làm mất môi trường sống của nhiều loài chim di cư, biến đổi tự nhiên. Ví dụ chứng minh cụ thể nhất khi nhiều loài chim bắt dầu di chuyển sang nhiều khu vực khác, đã làm tăng áp lực đến các vùng đất nông nghiệp của người dân.

Khi sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ sẽ dẫn đến việc thay đổi các chu trình tự nhiên. Sự gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của nhiều loài, nhất là cá tầm vì chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ và mực nước. Hiện tại sông Dương tử không thiếu nước nhưng về lâu dài thì nó sẽ bị suy giảm mực nước ở mức độ tồi tệ hơn.

Luật mới về sông Dương Tử

Một số chuyên gia kỹ thuật ở Trung Quốc luôn phản đối việc xây dựng đập Tam Hiệp và đồng ý với kế hoạch xây cống đập. Vì cho cho rằng việc này sẽ giúp duy trì nhịp điệu, dòng chảy của hồ, không nên để mực nước quá cao hoặc quá thấp đến mức biến hồ thành bãi bồi.

Hơn hết, nếu không có hệ thống cống đập thì mực nước vào mùa đông sẽ giảm xuống dưới 8m. Do đó mà họ đồng ý với phương án độ sâu 10m ở cống thoát nước sẽ duy trì môi trường cho các loài chim và giao thông đường thủy vào mùa đông.

Hiện nay, đập Tam Hiệp không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước hồ Bà Dương mà nó còn khiến cửa sông Dương Tử bị xâm nhập mặn nghiêm trọng khi nguồn nước đổ vào ngày càng ít. Vì thế mà khi xây dựng cống đập bắt buộc phải có cách vận hành đúng kỹ thuật, kiểm soát mực nước và thời gian tối ưu.

Vào ngày 1/3/2021, Luật bảo vệ sông Dương Tử có hiệu lực. Với những quy định mới sẽ giúp sông Dương Tử và hồ Bà Dương tránh khỏi tình trạng bị phá hủy hệ sinh thái, cải thiện các vấn đề về lưu vực sông, phân định rõ trách nhiệm và ưu tiên dùng nguồn nước từng địa phương.

Luật sông Dương Tử sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường như đánh bắt cá, khai thác cá, cát, xả rác, xây dựng nhà máy hóa chất chưa được sự chấp thuận của chính quyền địa phương.