Nguồn thải từ các hoạt động đô thị hóa, công nghiệp hóa, khai thác và thăm dò cùng những thiên tai bão lũ hàng năm đang làm tăng ô nhiễm toàn cầu. Các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều chia sẻ gánh nặng này mặc dù nhận thức về pháp luật vẫn chưa chặt chẽ. Sự suy giảm chất lượng môi trường được chứng minh thông qua sự mất đi của thảm thực vật, sự đa dạng sinh học, chất độc hại tồn tại ở môi trường xung quanh đã làm tăng mối đe dọa đối với hệ sinh thái.
Cùng congtyxulynuocthai.vn tìm hiểu về các nguồn thải gây ô nhiễm này!
1. Tác động của các nguồn thải gây ô nhiễm
- Ô nhiễm làm tăng mối quan tâm đến sức khỏe cộng đồng như ô nhiễm nước, không khí, hoặc bức xạ ion hóa, tiếng ồn cũng làm tăng những yếu tố nguy hại.
- Ô nhiễm tạo ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu thể hiện rõ nét nhất ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong khi đó con người lại phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện giao thông đường bộ, dùng nhiều hóa chất nông nghiệp càng làm tăng nguồn gây ô nhiễm.
- Làm tăng các bệnh mãn tính liên quan đến ô nhiễm như hen suyễn, bệnh tim, đột quỵ.
- Người ta phát hiện biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm việc phơi nhiễm chất ô nhiễm tại các nước đang phát triển như tăng nhiều chất hóa học, khí thải trầm tích. Do đó mà cây trồng ngày càng nhạy cảm hơn, tăng bất lợi từ tác động của các ngành công nghiệp đến hệ sinh thái và con người.
2. Các nguồn thải chính gây ô nhiễm
2.1. Phát thải vào khí quyển
- Tình trạng này dễ nhận thấy hơn và phát tán nhanh vào khí quyển.
- Nguồn thải phát sinh chủ yếu từ các ngành công nghiệp, phương tiện giao thông, hệ thống sưởi ấm, nấu ăn.
- Đối với khí thải công nghiệp có xu hướng ngày càng tăng, nhiệt độ cao nên chúng phân tán rộng rãi trong khí quyển. Tại các đô thị, chất ô nhiễm liên quan đến giao thông thường gồm nito dioxit, cacbon monoxit biến đổi liên tục trong môi trường.
2.2. Phát thải vào nước mặt, nước ngầm
- Việc cố ý xả thải từ các nhà mày sản xuất, rò rỉ hóa chất từ chất thải công nghiệp đều liên quan đến ô nhiễm.
- Việc xả thải bất chấp khiến chất lượng nước bề mặt không đảm bảo. Ngoài ra các bãi chôn lấp cũng gây ô nhiễm bởi nước rỉ rác.
- Sự kết hợp hóa chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, thuốc BVTV, phân bón) hoặc lượng nhỏ nước thải rỉ rác cũng khiến chất lượng nước ngầm bị suy thoái.
3. Xử lý các nguồn thải bằng công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học với sự hỗ trợ các loại vi khuẩn, vi sinh vật, nấm có tác dụng phân hủy chất ô nhiễm thông qua cơ chế trao đổi chất.
- Chúng hấp thụ chất dinh dưỡng, cacbon và năng lượng từ sự phân hủy chất ô nhiễm thành chất đơn giản, ít độc hại hơn.
- Các phương pháp xử lý thông thường như chôn lấp, đốt, phân hủy bằng hóa chất được coi là phức tạp, không kinh tế và không thân thiện với môi trường.
- Xử lý bằng vi sinh được coi là giải pháp công nghệ thay thế, hiệu quả về chi phí và thân thiện với môi trường bằng cách cung cấp biện pháp bền vững hơn để làm sạch môi trường.
- Việc sử dụng vi sinh vật phụ thuộc nhiều vào pH, nhiệt độ, oxy, cấu trúc đất, độ ẩm và mức độ dinh dưỡng cần thiết.
Với lợi thế đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả xử lý cao nên giải pháp sinh học ngày càng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như xử lý nước thải, xử lý khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại. Không chỉ mang lại phương pháp bảo vệ môi trường mang tính kinh tế mà công nghệ sinh học còn mở ra hướng xử lý môi trường mới tiết kiệm chi phí, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Trên đây là một số thông tin về nguồn thải và giải pháp giảm ô nhiễm, cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi nội dung bài viết, ban biên tập công ty xử lý nước thải Hợp Nhất rất hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp từ Quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện tốt hơn!
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp