Làm sao để xử lý nước thải chăn nuôi?

Nước thải từ hoạt động chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây ô nhiễm nếu không được xử lý đúng cách. Việc xử lý hiệu quả nguồn nước thải này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý ngày càng nghiêm ngặt. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi xin chia sẻ những giải pháp thực tế, phù hợp để xử lý nước thải chăn nuôi một cách bền vững và tiết kiệm chi phí.

Làm sao để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả?
Làm sao để xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả?

1. Biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả

Để việc xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả cần có sự kết hợp của nhiều công đoạn từ việc tính toán hệ thống xử lý nước thải ban đầu cho đến việc thi công, lắp đặt hệ thống và đưa hệ thống đi vào vận hành. 

Dưới đây là một số biện pháp thường được ứng dụng trong xử lý nước thải chăn nuôi:

1.1. Lắng tách chất rắn ban đầu

Trước tiên, nước thải chăn nuôi thường chứa nhiều chất rắn như phân, thức ăn dư thừa… Cần bố trí bể lắng hoặc hố thu – song chắn rác để tách bỏ các phần này, giảm tải cho các bước xử lý tiếp theo.

1.2. Xử lý sinh học kỵ khí (hầm Biogas hoặc bể UASB)

Đây là bước xử lý quan trọng trong nước thải chăn nuôi. Hệ vi sinh vật yếm khí sẽ phân hủy chất hữu cơ trong môi trường không có oxy, tạo ra khí biogas (có thể tận dụng để đun nấu). Đây là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với nguồn nước thải giàu chất hữu cơ như trong chăn nuôi heo, bò, gà.

1.3. Xử lý sinh học hiếu khí (bể Aerotank hoặc MBR)

Sau xử lý kỵ khí, nước vẫn còn nhiều chất ô nhiễm. Sử dụng bể hiếu khí giúp vi sinh vật phân hủy tiếp các chất hữu cơ còn lại trong điều kiện có oxy. Hệ thống có thể dùng các công nghệ như thổi khí bằng đĩa phân phối khí, máy thổi khí hoặc sử dụng màng lọc sinh học MBR để nâng cao hiệu quả.

1.4. Xử lý bùn và khử mùi

Phần bùn sau quá trình xử lý cần được ép và phơi hoặc ủ compost để làm phân bón. Ngoài ra, khu vực xử lý cần có biện pháp khử mùi (phun sương khử mùi, trồng cây xanh xung quanh) để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

1.5. Khử trùng và xả thải ra môi trường

Cuối cùng, nước sau xử lý cần qua bể khử trùng (bằng Chlorine hoặc đèn UV) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận như mương, suối, sông… Đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

2. Một số vấn đề cần lưu ý khi xử lý nước thải chăn nuôi

Khi có kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, cần lưu ý các vấn đề sau:

2.1. Tuân thủ quy chuẩn xả thải

Việc tuân thủ quy chuẩn xả thải trong chăn nuôi có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ đảm bảo hoạt động sản xuất hợp pháp mà còn góp phần bảo vệ môi trường và cộng đồng xung quanh. 

Nếu nước thải vượt quy chuẩn, chủ cơ sở có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động, thậm chí bị truy cứu hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây cũng là điều kiện bắt buộc để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất: Để xin giấy phép môi trường, chứng nhận chăn nuôi an toàn hoặc mở rộng quy mô, cơ sở phải chứng minh được hệ thống xử lý đạt chuẩn. Nếu không tuân thủ, sẽ bị từ chối cấp phép hoặc buộc phải cải tạo hệ thống.

Bên cạnh đó, nhiều nhà máy chế biến, siêu thị, đối tác xuất khẩu yêu cầu nguồn cung từ cơ sở chăn nuôi có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Vì vậy, việc tuân thủ quy chuẩn giúp nâng cao giá trị thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

2.2. Thiết kế công nghệ xử lý phù hợp

Thiết kế công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi không chỉ là bài toán kỹ thuật, mà còn là chiến lược tiết kiệm chi phí, tuân thủ pháp luật và phát triển bền vững cho hộ và doanh nghiệp chăn nuôi. 

Bên cạnh đó, công nghệ được lựa chọn phù hợp với đặc điểm nước thải sẽ ít bị quá tải hoặc hư hỏng.

Những lưu ý khi thiết kế công nghê xử lý nước thải chăn nuôi:

  • Thiết kế đúng công suất;
  • Tránh trường hợp dùng công nghệ quá phức tạp gây tốn điện, hóa chất và công bảo trì;
  • Đảm bảo phù hợp với chi phí vận hành phù hợp với năng lực của chủ trại.
Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi
Thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi (ảnh minh họa)

2.3. Lưu ý về việc xử lý mùi hôi

Xử lý mùi hôi trong chăn nuôi là việc rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và cộng đồng dân cư sinh sống gần khu vực đó.

Có thể áp dụng các biện pháp như:

Che chắn kín bể lắng, bể UASB, hầm biogas bằng nắp composite, tôn hoặc HDPE.

Sử dụng bể kín có thu gom khí để đốt hoặc dẫn qua tháp xử lý mùi; dùng hệ thống hút khí – dẫn về tháp hấp phụ than hoạt tính, biofilter, tháp rửa khí (scrubber) bằng NaOH, H2O2.

Sử dụng men vi sinh khử mùi (EM, Bacillus, Pseudomonas) cho bể kỵ khí hoặc phun xung quanh khu vực phát sinh mùi.

Trồng cây xanh chắn gió, hấp thu khí độc quanh khu vực xử lý.

2.4. Lưu ý về việc vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải

Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, cần lưu ý một số điều như sau:

  • Vận hành đúng quy trình kỹ thuật.
  • Tuân thủ hướng dẫn vận hành của từng công trình: bể lắng, bể kỵ khí (UASB), hồ sinh học, bể MBBR…
  • Theo dõi các thông số vận hành định kỳ (Kiểm tra pH, nhiệt độ, DO (oxy hòa tan), mùi, màu nước… hằng ngày).
  • Ghi lại đầy đủ thông tin: lưu lượng nước đầu vào, thông số đo lường, sự cố (nếu có).
  • Kiểm tra và điều chỉnh lưu lượng nước đầu vào phù hợp với công suất thiết kế.
  • Không xả đột ngột lượng lớn nước rửa chuồng, dễ gây quá tải hệ thống.
  • Không để chất thải ứ đọng quá lâu trong hệ thống thu gom.
  • Hạn chế đảo trộn bùn hoặc xả bùn khi trời nắng nóng, gió mạnh.
  • Vệ sinh định kỳ bể tách mỡ, bể thu gom rác, máng thu nước.

Trên đây là một số thông tin về việc xử lý nước thải chăn nuôi, nếu Anh/Chị đang có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi cho trang trại/cơ sở của mình, hãy kết nối trực tiếp qua Zalo/Holine: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.