Làm sao xác định nước thải đạt chuẩn sau quá trình xử lý? Để xác định được hệ thống xử lý nước thải của bạn hoạt động hiệu quả và đáp ứng được các quy định xả thải tại nguồn tiếp nhận? Dựa vào các tiêu chí nào? Nếu không xử lý nước thải đúng cách thường gây hại cho môi trường, sức khỏe và quy trình. Ngoài việc doanh nghiệp bị xử phạt khi không xả thải đúng tiêu chuẩn vào nguồn tiếp nhận.
1. Xác định đặc điểm của nguồn thải
Một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến hệ thống phải xác định đặc điểm của nguồn thải. Chẳng hạn:
- Nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm chứa nhiều BOD, dầu mỡ không?
- Các cơ sở xi mạ, nhà máy sản xuất thép làm ô nhiễm nước thải với chất rắn lơ lửng hay kim loại nặng như kẽm, sắt, chì hay niken với nồng độ như thế nào?
- Còn nước thải sinh hoạt và công nghiệp có mức độ ô nhiễm hữu cơ, vô cơ hoặc có cần loại bỏ BOD, COD không?
Việc xác định chính xác các đặc điểm này sẽ quyết định hệ thống cần thiết của bạn. Chẳng hạn, trong quy trình công nghệ xử lý nước thải xi mạ thường gặp phải các vấn đề như ổn định pH, loại bỏ chất rắn, kim loại. Trường hợp này, hệ thống phải bổ sung các quy trình xử lý hóa – lý.
Còn với nhà máy chế biến thực phẩm lại có nhu cầu xử lý nước thải lớn cho các nhà máy như chế biến sữa, đồ uống. Và công nghệ XLNT thường xoay quanh việc loại bỏ chất sinh học, chất ô nhiễm bằng công nghệ MBR, MBBR, SBR, bùn hoạt tính hoặc tuyển nổi không khí hòa tan,…
2. Đánh giá phương pháp xử lý kim loại nặng
Đối với nguồn thải chứa nhiều kim loại thì các phương pháp thông thường không còn đáp ứng giới hạn nghiêm ngặt hoặc tăng chi phí. Nhu cầu ngày càng cao về công nghệ thay thế hiệu quả về chi phí ngày càng quan trọng. Một số kỹ thuật xử lý kim loại bao gồm kết tủa hóa học, hấp phụ cacbon, trao đổi ion hoặc các quá trình lọc màng.
Việc lựa chọn giải pháp để xử lý nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ chất thải, khả năng làm sạch cần thiết hoặc hài hòa về mặt kinh tế. Trong đó, việc sử dụng vật liệu sinh học để loại bỏ và hấp thụ kim loại độc hại/quý hiếm từ nước thải công nghiệp ngày càng phổ biến.
Trong những năm gần đây, hấp thụ sinh học nổi lên được đánh giá tiết kiệm và hiệu quả cao trong việc loại bỏ kim loại nặng trong nước thải. Quá trình hấp thụ còn sử dụng chất hấp phụ chi phí thấp như chất thải nông nghiệp, nổi trội là than hoạt tính.
3. Xác định quy chuẩn xả thải
Nếu cơ sở có kế hoạch xả thải ra ngoài môi trường phải tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn môi trường. Đặc biệt, điều kiện doanh nghiệp xả thải thì hệ thống phải có giấy phép xả thải vào nguồn nước với các giới hạn, yêu cầu về báo cáo quan trắc môi trường. Điều này đảm bảo các chất ô nhiễm được xử lý triệt để.
Khi xả thải vào khu vực đô thị, các địa phương sẽ có kế hoạch tái sử dụng nước thải nhưng trước tiên phải làm sạch nước thải hoàn toàn. Các công trình phải được kiểm tra thường xuyên nhằm đáp ứng tiêu chuẩn từng khu vực, và quy trình xử lý nước thải phải loại bỏ hết chất ô nhiễm.
4. Xác định các yêu cầu khác
- Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý phù hợp, tiết kiệm chi phí để xử lý một số dòng thải với thành phần, đặc tính phù hợp tiêu chuẩn xả thải theo yêu cầu.
- Thiết kế sơ bộ hệ thống xử lý nước thải với đầy đủ quy trình, nguyên lý hoạt động.
- Ước tính chi phí xây dựng, vận hành và bảo trì hệ thống xử lý nước thải cùng các khoản đầu tư liên quan đến năng lượng, hóa chất nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra ổn định cũng như làm tăng tuổi thọ của hệ thống.
- Mô tả cấu trúc, các thành phần chính để lên kế hoạch thiết kế kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt và vận hành thử nghiệm hệ thống.
Còn rất nhiều yêu cầu khác liên quan đến việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn các vấn đề về quy trình, phương pháp, công nghệ, loại nguồn thải, quy mô hệ thống cũng như công suất thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp