Xử lý nước thải vấn đề cần thiết nhưng việc tái sử dụng nước thải lại càng quan trọng hơn. Trong bối cảnh khan hiếm nước, tái chế cũng như tái sử dụng nước thải đạt chuẩn sẽ giúp cho việc sử dụng nguồn nước an toàn hơn. Vậy tái sử dụng thường gây ra những rủi ro nào và cách khắc phục ra sao?
1. Rủi ro hóa chất khi tái sử dụng nước thải
- Xử lý nước thải loại bỏ nhiều hóa chất nhưng chỉ ở mức độ hạn chế, việc này đòi hỏi phụ thuộc nhiều vào điều kiện, tải đầu vào, công nghệ xử lý,…
- Các hợp chất còn sót lại sau khi thải ra nguồn tiếp nhận còn chứa nhiều thành phần độc hại, chúng có đặc tính bền, tích lũy sinh học.
- Nhiều chất chuyển hóa khác hình thành từ quá trình xử lý nước thải (XLNT) từ hoạt động của vi sinh vật (VSV) trong bùn thải.
- Khi dùng nước sau xử lý tưới cây, VSV ô nhiễm đưa vào đất và chuyển sang mạch nước ngầm.
- Những rủi ro hóa học tồn tại trong nước ngầm là hậu quả đối với hệ sinh thái.
- Còn chất ô nhiễm vi sinh trong nước thải được thực vật hấp thụ dẫn đến các nguy cơ sức khỏe đối với con người.
2. Giảm thiểu rủi ro khi tái sử dụng nước thải
Dưới đây là một số cách giúp giảm thiểu rủi ro khi tái sử dụng nước thải.
2.1. Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
- Để giảm thiểu những áp lực cần tiến hành khử chất ô nhiễm ngay tại nguồn bằng cách nâng cao ý thức việc xử lý đúng cách.
- Biện pháp tại nguồn dẫn đến giảm chất ô nhiễm có lợi khi nước thải được xử lý trước khi thải vào môi trường, nguồn tiếp nhận.
- Nắm bắt tình hình xả thải, theo dõi tải đầu vào và xác định thành phần ô nhiễm để lựa chọn công nghệ xử lý cùng kế hoạch thiết kế, thi công hệ thống.
2.2. Quy trình xử lý nước thải
- Vì sự hiện diện chất ô nhiễm mà việc ứng dụng quy trình xử lý nước thải tiên tiến trở thành yếu tố đặc biệt đối với việc tái sử dụng nước.
- Phương pháp xử lý sẽ tương ứng với mục đích sử dụng.
- Mỗi quy trình xử lý để loại bỏ hóa chất sẽ phụ thuộc vào đặc tính nước thải, tải lượng đầu vào và điều kiện xử lý.
- Một số giải pháp XLNT tiên tiến như ozone hóa, hấp phụ bằng than hoạt tính xử lý đồng thời nhiều chất ô nhiễm. Các quy trình này đã được thử nghiệm thành công trong nhiều hệ thống quy mô lớn để khử chất ô nhiễm siêu nhỏ hoặc kết hợp cùng các bước xử lý bổ sung.
- Thẩm thấu ngược và lọc nano cũng hứa hẹn mang đến hiệu quả lọc chất thải cao nhưng vẫn còn một số hạn chế về chi phí đầu tư, nhu cầu năng lượng.
- Còn với siêu lọc, vi lọc hoặc bể phản ứng sinh học màng cũng được chứng minh thành công khi khử/tách bỏ nhiều chất ô nhiễm.
- Còn với quá trình oxy hóa nâng cao cũng khá hiệu quả khử vi sinh vật gây ô nhiễm hữu cơ.
- Các công nghệ tuy được triển khai thành công nhưng cần sự kết hợp để hạn chế những rủi ro hóa học khi tái sử dụng nước thải.
2. Các vấn đề khi tái sử dụng nước thải
Việc tái sử dụng nước được coi là cách tiếp cận bền vững đối phó với thực trạng thiếu nước hiện nay. Tái sử dụng nước thải là cách tiếp cận bền vững dài hạn nhưng chi phí đầu tư ban đầu sẽ tốn kém hơn các hệ thống xử lý nước thải thông thường. Những tiến bộ về công nghệ xử lý cho phép tái chế nước chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng.
Những ứng dụng tái sử dụng nước hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp công nghệ tiên tiến như màng lọc (RO, UF, NF, MF), hệ thống sinh học màng MBR,… trở thành quy trình xử lý thứ cấp và giai đoạn bậc 3 kết hợp với nhau tạo ra nguồn nước chất lượng.
Sự ra đời của nhiều hệ thống hiện đại càng làm cho vấn đề sử dụng nước thải trở nên quan trọng hơn. Các dự án tái sử dụng nước thải thường liên quan đến công nghệ đạt tiêu chuẩn xử lý như khử muối, lọc nước và đặc biệt trong xử lý nước thải.
Như vậy, để lựa chọn hệ thống xử lý nước thải có khả năng tái chế bạn cần tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và chuyên môn. Họ sẽ giúp bạn đưa ra nhiều giải pháp, nhiều phương án lựa chọn quy trình xử lý tối ưu nhất.
Hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn hỗ trợ dịch vụ xây dựng hệ thống xử lý nước thải sớm nhất.