Thiết kế hệ thống xử lý mùi cũng thuộc một trong những vấn đề quan trọng của nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. Ô nhiễm mùi ngày càng phức tạp, khả năng phát tán trên diện rộng nên thường ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để tăng cường hiệu quả xử lý mùi công nghiệp?
1. Mùi phát sinh từ đâu?
Mùi cũng thuộc tác nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Vì vậy, trong quá trình thiết kế hệ thống xử lý khí thải, cần làm sạch mùi phát sinh. Vậy mùi có nguồn gốc từ đâu?
- Từ nguyên liệu sản xuất: các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học từ các nguyên liệu sản xuất của các ngành như chế biến thủy sản, bột cá, chăn nuôi, hóa chất,… trong quá trình vận chuyển, lưu trữ
- Từ quá trình sản xuất công nghiệp: mùi hóa chất, chất tẩy rửa, chất bảo quản, phân hủy chất hữu cơ
- Từ hệ thống xử lý nước thải: bể xử lý sinh học hiếu khí – kỵ khí trong quá trình vi sinh vật phân hủy, lên men sinh học, từ bể lắng, xử lý bùn,…
2. Hệ thống xử lý mùi công nghiệp
2.1. Hấp thụ mùi bằng vật liệu, dung dịch
Hấp thụ bằng vật liệu đệm:
- Sử dụng tháp hấp thụ ướt với nguyên tắc phân tách khí dựa trên áp lực và dùng vật liệu đệm để lọc hơi khí thải và tách bỏ mùi hôi
- Lớp vật liệu đệm được sử dụng như vòng Rasching được thiết kế đặc biệt từ hạt xúc tác, than hoạt tính dạng hạt,… đặc điểm của vật liệu đệm có kích thước từ 3mm – 75mm, độ rỗng từ 65 – 95%,…
- Các vật liệu đệm có khả năng giảm mùi hôi tốt:
+ Vòng gốm sứ: chống ăn mòn, độ bền kém nhưng độ ẩm cao
+ Kim loại: độ bền tốt nhưng lại có chi phí lớn
+ Nhựa: độ bền tốt nhưng khả năng thấm ướt thấp, chi phí thấp
+ Vòng sứ Rasching: được sử dụng nhiều với chi phí tương đối thấp
Hấp thụ bằng NaOH:
- Hệ thống sử dụng lớp đệm vòng Rasching sứ, khí thải mang theo mùi hôi (H2S) từ đáy tháp, dung dịch hấp thụ phân phối đều lớp đệm và chạy dọc bề mặt vật liệu trước khi phần khí sạch thoát ra từ đỉnh tháp
- Dung dịch sau hấp thụ được xử lý qua NaOH và hoàn lưu lại tháp với chu trình mới
- Hệ thống đảm bảo khử sạch mùi hôi, lớp đệm còn giúp giảm nhiệt độ khí thải,…
2.2. Hệ thống xử lý mùi bằng than hoạt tính
- Than hoạt tính được dùng phổ biến trong việc xử lý mùi các ngành công nghiệp vừa có khả năng xử lý khí thải (SOx, NOx, CO,…) vừa tham gia khử mùi hiệu quả
- Đặc tính: cấu trúc xốp, nhiều lỗ li ti nên xử lý tốt nhiều hợp chất dạng khí và dạng lỏng
- Giải pháp xử lý than hoạt tính tương đối dễ dàng, đơn giản, chi phí xử lý thấp
- Than hoạt tính hiện đang ứng dụng nhiều lĩnh vực xử lý khí thải và bụi công nghiệp, lọc dung môi hữu cơ, mùi sơn, hóa chất, khí thải hữu cơ,…
- Thiết kế hệ thống hấp phụ mùi bằng than hoạt tính với cấu tạo từ các bộ phận như chụp hút, quạt hút ly tâm, buồng chứa than hoạt tính để lọc, loại bỏ hợp chất có mùi.
- Lưu ý: Sau thời gian lớp than hoạt tính đã bão hòa và không còn khả năng lọc khí thì cần tiến hành vệ sinh, thay mới lớp vật liệu lọc để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý mùi bên trong hệ thống
2.3. Công nghệ sinh học xử lý mùi khí thải
- Giải pháp sinh học mang lại hiệu quả xử lý ô nhiễm mùi khí thải được đánh giá cao vì hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp, thân thiện với môi trường
- Môi trường lọc khí sinh học luôn tạo môi trường để vi sinh vật phát triển lớp màng sinh học để phát triển và thực hiện quá trình phân hủy hợp chất có mùi, hợp chất hữu cơ
- Khí thải đi qua lớp màng sinh học mỏng, hợp chất có mùi được lớp vật liệu hấp thụ và phân hủy nhờ vi sinh vật tạo ta năng lượng và sản phẩm phụ mới như CO2, H2O hoặc các loại muối
- Vai trò lớp màng sinh học trên vật liệu lọc rất quan trọng vì cung cấp chất dinh dưỡng, tạo lực cản không khí, có độ ổn định tốt, dễ thực hiện tạo môi trường thuận lợi để VSV xử lý chất ô nhiễm
Hệ thống xử lý mùi khí thải phải được tính toán và cân nhắc từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý khí thải. Vì vậy, hãy liên hệ ngay Công ty xử lý khí thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhiều giải pháp môi trường tốt nhất.