Hệ thống SCADA khi được ứng dụng trong dây chuyền xử lý nước thải đã mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ như giảm hao phí chất phản ứng; tiết kiệm điện và nước; giảm chi phí thuê nhân công; tiết kiệm tối đa nguyên, vật liệu; giảm sự cố môi trường và dễ dàng bảo trì – bảo dưỡng hệ thống.
Hệ thống SCADA là gì?
SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ thống phần mềm thực hiện như chức năng như điều khiển, hiển thị, cảnh báo, in ấn và lưu trữ. Đây là hệ thống có ý nghĩa quan trọng giúp duy trì hiệu quả các hoạt động sản xuất, xử lý dữ liệu và kịp thời đưa ra những quyết định thông minh.
Hiện nay, hệ thống này được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, quân sự,… Cơ cấu cơ bản của hệ thống SCADA gồm:
- Giao diện: cảm biến, thiết bị đo, chuyển đổi và cơ cấu chấp hành.
- Hệ thống điều khiển tự động: bộ điều khiển chuyên dụng, bộ điều khiển logic, bộ điều chỉnh số đơn lẻ,…
- Hệ thống điều khiển giám sát: phần mềm, giao diện người máy, trạm kỹ thuật,…
- Hệ thống truyền thông: giao thức mạng, thiết bị hệ thống mạng.
- Hệ thống bảo vệ: thực hiện chức năng an toàn.
Vai trò của SCADA trong xử lý nước thải công nghiệp
Xử lý nước thải công nghiệp là việc loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải, chuyển nguồn nước theo chu trình xử lý tự động như tái sử dụng hoặc sử dụng trực tiếp cho các mục đích khác. Trong đó các sản phẩm sau hệ thống gồm chất thải rắn, bùn, nước đã qua xử lý sẽ áp dụng cho các mục đích như trồng trọt, tưới cây,..
Quy trình xử lý bao gồm các giai đoạn sau:
- Xử lý nguồn nước
- Loại bỏ chất thải rắn và lọc
- Điều hòa nguồn nước
- Xử lý sơ cấp, tách bùn
- Xử lý sơ cấp, màng lọc loại bỏ chất độc hại
Mục đích của SCADA trong xử lý nước thải công nghiệp
- Tăng thu nhập về dữ liệu và trạng thái hoạt động của thiết bị trong hệ thống.
- Theo dõi và đánh giá hoạt động của toàn bộ thiết bị trong hệ thống dữ liệu thông qua màn hình giao diện giám sát HMI và giao diện PC,…
- Tự động xử lý dữ liệu hệ thống theo các giao thức truyền thống.
- Cảnh báo khi có sự cố.
- Tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn lực và tăng năng suất lao động.
- Lưu trữ dữ liệu giúp báo cáo hệ thống hoàn chỉnh.
Yêu cầu của SCADA trong xử lý nước thải công nghiệp
- Điều khiển tự động bằng thiết bị tự động tác động lên công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp cần điều khiển theo chương trình đã định sẵn liên quan đến mức độ tự động hóa của hệ thống.
- Phải hiển thị thông số và đối tượng điều khiển trên hệ thống SCADA tạo điều kiện cho việc theo dõi, giám sát thông số, trạng thái thiết bị, sự cố trực quan.
- Cài đặt tham số: thay đổi các tham số công nghệ như giá trị, ngưỡng cảnh báo, báo động giúp nâng cao mức độ an toàn của hệ thống.
- Tự động bảo vệ máy móc, thiết bị và toàn bộ hệ thống xử lý nước thải do các yếu tố khác nhau.
- Cảnh báo, báo động nhờ các thiết bị như đèn báo, chuông được hiển thị qua màu sắc, hình ảnh động nhằm cảnh báo sớm các thông số ô nhiễm trong nguồn nước vượt quá ngưỡng cho phép trong suốt quá trình điều khiển.
- Điều khiển dự phòng giúp tăng sự ổn định và an toàn để hệ thống hoạt động liên tục ngay khi có sự cố đối với một số thiết bị quan trọng.
- Điều khiển giám sát từ xa cho phép chức năng điều khiển từ xa qua mạng LAN, WAN,…
Một số lưu ý gì khi xây dựng hệ thống SCADA
- Cần xác định rõ vai trò, vị trí, mối quan hệ giữa các công trình với các yếu tố ảnh hưởng đến thông số cần đo đạc, điều khiển, giám sát, cảnh báo, hiển thị thiết bị trong hệ thống.
- Cần chọn lựa giao thức truyền thông phù hợp.
- Cần lựa chọn phần mềm hệ thống SCADA phù hợp để thực hiện chức năng về thu thập thông tin, lưu trữ, hiển thị,.. theo từng khoảng thời gian cũng như hỗ trợ tối ưu phần cứng, giao diện thiết kế trực quan, logic.
- Cần lên phương án dự phòng ít tốn kém nhưng hiệu quả, đặc biệt các thiết bị đáp ứng đầy đủ yêu cầu công nghệ và phù hợp với điều kiện kinh tế.
Thông tin chi tiết xin truy cập website: congtyxulynuocthai.vn hoặc liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ!