Hầm biogas trong xử lý nước thải

Hầm biogas có lợi ích gì trong xử lý nước thải? Các mô hình biogas thường được ứng dụng? Cách khắc phục một số lỗi của hệ thống sử dụng biogas?

Hiện nay Việt Nam triển khai cho nhiều địa phương phát huy hiệu quả mô hình xử lý nước thải từ hầm biogas góp phần giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường vừa mang lại nguồn năng lượng sạch và giá rẻ. Đây là tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhưng trên thực tế, nhiều gia đình vẫn chưa thực sự hiểu rõ, chưa nắm rõ tác dụng cũng như cách bảo dưỡng hợp lý.

Do đó nhiều hầm biogas xây xong chỉ được vận hành trong thời gian ngắn, không biết cách vận hành nên khí gas sinh ra ít. Một phần nguyên nhân xuất phát từ những người thiếu kiến thức cơ bản về công nghệ xử lý này.

hầm biogas trong xử lý nước thải

1. Đa lợi ích từ hầm biogas xử lý nước thải

Hiện nay, xử lý nước thải thủy sản, chăn nuôi, chế biến thủy sản thì người ta thường mô hình hầm biogas. Cải tiến và nâng cấp từ các bể tự hoại, hầm biogas tích nhiều tính năng xử lý chất thải ô nhiễm vượt trội. Tại đây hỗn hợp nước và chất thải hữu cơ được vsv phân hủy và tiêu thụ hoàn toàn tạo thành khí biogas. Các phản ứng trong quá trình phân hủy giúp sản xuất ra khí metan và CO2, cùng các thành phần khác.

Khí Biogas chứa nhiều khí CH4, N2, CO2 và H2S, trong đó khí CH4 chiếm hơn 50%. CH4 là khí mà các hộ gia đình sử dụng và thay thế cho khí gas. Trong môi trường xử lý tuần hoàn kín mà không có sự tham gia không khí mà phân hủy kỵ khí hình thành lượng khí Biogas. Nhờ vậy mà giảm ô nhiễm môi trường, nước thải đầu ra đạt chuẩn loại B, không có mùi hôi, giảm mầm bệnh.

Các hộ chăn nuôi tập trung chủ yếu tại các khu vực nông thôn nên chất thải tích tụ với khối lượng lớn nên các phương pháp thông thường không thể xử lý hết chất ô nhiễm này. Và cách giải quyết chính của các trang trại lại dẫn trực tiếp xuống ao hồ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và không khí. Để giải quyết nhanh thực trạng này, hầm biogas trở thành giải pháp đắc lực để xử lý nước thải ô nhiễm.

2. Các mô hình biogas thường dùng

Đối với xử lý nước thải có quy mô vừa và nhỏ, hầm biogas thường có các mô hình xử lý chính gồm:

  • Hầm biogas truyền thống xây bằng gạch: hầm biogas là sự lựa chọn tốt nhất do chi phí rẻ, nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm và kích thước, dạng bể được thiết kế theo kiểu hộ gia đình. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của bể này không đảm bảo độ kín của hầm, khi đưa nguồn nguyên liệu vào nhưng không có khả năng tự thải bã, nước thải bốc mùi và tuổi thọ của hầm biogas này cũng ngắn hơn các loại bể thông thường.
  • Hầm Biogas làm bằng vật liệu Composite: loại hầm này được cải tiến từ bể biogas truyền thống với ưu điểm nổi trội là vật liệu đặc biệt. Vật liệu này được làm từ nhựa composite với độ bền cao, thích ứng nhanh với thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chịu được tác động cơ học lớn và dễ dàng lắp đặt, thời gian và giảm công sức thi công trong quá trình lắp đặt và vận hành. Nhược điểm là giá thành của bể này rất đắt và hạn chế về kích thước.

3. Nguyên nhân và biện pháp xử lý khi hầm biogas xảy ra sự cố

  • Hầm không có khí hoặc khí không đủ dùng: do chất thải chưa phân hủy, nguồn vi khuẩn phân hủy thấp, nhiệt độ thấp hoặc hầm bị rò rỉ, hình thành các lớp váng. Vì thế cần cấp thêm vi khuẩn, đun nóng nguyên liệu, mở nắp lấy hết váng nổi để tạo điều kiện phân hủy và thoát khí qua bề mặt nguyên liệu.
  • Thừa khí sử dụng: vì nạp nguồn nguyên liệu quá nhiều nên cần giảm bớt khối lượng, sử dụng bình giữ khí.
  • Khí có mùi hôi: vì hầm Biogas chứa nhiều không khí và CO2. Cần xả hết lượng khí thừa, giảm bớt nguyên liệu bổ sung.
  • Không có khí sinh ra: vì quá trình lên men bị nhiễm độc nên cần nạo vét hầm khí, dọn rửa sạch rồi mới nạp tiếp nguyên liệu từ đầu.

4. Lợi ích kinh tế từ hầm biogas trong XLNT

  • Lợi ích kinh tế: với hỗn hợp khí N2, CH4, O2, CO2 thường thay thế khí Gas. Vì thế việc sử dụng khí sinh học giúp tiết kiệm chi phí kinh tế đáp ứng các hoạt động sinh hoạt của con người.
  • Lợi ích về môi trường: giúp xử lý chất thải chăn nuôi, sinh hoạt, thủy sản giúp hạn chế tác động đến môi trường.
  • Lợi ích nông nghiệp: chất thải từ các hầm Biogas là nguồn phân bón tuyệt vời cho các loại cây trồng giúp đất được cung cấp thêm chất dinh dưỡng, phì nhiêu, tơi xốp,…

Nếu bạn cần đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải bằng hầm Biogas thì hãy liên hệ với Công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí!