hethongxulynuocthai chia sẻ tới bạn đọc câu chuyện thực tế về dòng sông quê trong ký ức tuổi thơ so với thời điểm hiện tại. Qua đó, mỗi chúng ta có cái nhìn chân thực nhất về chất lượng nguồn nước cũng như hiện trạng ô nhiễm ở khu vực nông thôn!
Chuyến về quê đầy “ấn tượng”
Dòng sông quê trong ký ức
Hải một người con xứ Nghệ xa quê hương từ hàng chục năm nay theo cha mẹ sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Vì nhớ quê, Hải cùng gia đình có một chuyến thăm quê hương dài ngày. Vừa đặt chân đến mảnh đất thương yêu, bao nhiêu ký ức ùa về trong ký ức.
Hải vẫn nhớ như in những buổi chiều cùng lũ bạn thong dong thả diều trên cánh đồng mênh mông, những buổi chăn trâu đứa nào đứa nấy cũng lấm lem quần áo. Và điều làm Hải nhớ nhất là hình ảnh sông quê hiện hữu nó thật dịu êm và hiền hòa biết mấy.
Sau bữa cơm chiều, Hải cùng đứa em chừng hơn mười tuổi dắt nhau đi dạo quanh xóm. Vừa nhìn thấy con sông ngày xưa, Hải không ngần ngại gì mà rủ cậu em thả mình xuống dòng sông, nước sông mát lạnh cộng với làn gió chiều làm Hải bất giác rùng mình một cái.
Xa xa, ông Năm là bác ruột Hải nhìn thấy liền quát lớn:” Lên ngay, bộ tụi bây muốn lở loét như mấy con trâu, con bò ngoài kia hả. Ở cái xứ này, không ai dám nhảy xuống tắm như tụi bây đâu”.
Hải nghe vậy liền trả lời: “Ông Năm ơi, hồi nhỏ tụi con vẫn hay tắm ở đây mà. Với lại con thấy nước sông ở đây vẫn trong lành và mát mẻ như hồi nào”.
Sông quê đang dần bị ô nhiễm
Sau khi Hải leo lên bờ, ông Năm nói thêm:” Hồi trước là hồi trước, bây giờ khác rồi con ạ. Nước sông ở đây nó ô nhiễm lắm, ngay cả cây cỏ, gia súc còn không chịu được huống chi con người. Đó, mi thấy không, mấy cái vỏ chai thuốc trừ sâu đó, thuốc BVTV còn cả rác nó cứ trôi lênh đênh vô định như thế ấy thì nước nào mà chịu nổi”.
Ông Năm giải thích:”Ngày nay, bà con phát triển kinh tế dữ lắm con ạ. Năng suất sản xuất nông nghiệp tăng, chăn nuôi rồi mở rộng quy mô sản xuất làm biến chất môi trường. Con cứ nghĩ mà coi, nước sông ở đây không “tận dụng” để chứa rác, không làm nơi xả thải, xả rác thì bà con biết vứt ở đâu, thải ở đâu.
Cũng do mức sống ở nông thôn vẫn chưa phát triển như thành thị. Tại do con đi lâu ngày nên chẳng biết đó thôi, nước ở đây chẳng ai dám xuống tắm hay thậm chí dùng để rửa tay đâu”.
Quay trở về nhà, Hải vẫn nhớ như in những câu nói của ông Năm lúc chiều. Và hậu quả, tối đó cả Hải và đứa em bị ngứa toàn thân, phải đi khám và thoa thuốc sau mấy ngày mới hết. Hải suy nghĩ về tất cả mọi thứ, những thứ mình chứng kiến mới chợt nhận thấy sông quê nay đã khác!
Quay về tuổi thơ dữ dội
Tuổi thơ của nhiều người gắn liền với hình ảnh của dòng sông quê lững thững trôi, hiền hòa, bình yên biết bao. Nhiều người lớn lên bên cạnh dòng chảy con sông quê. Những buổi chiều dịu êm, đám trẻ bì bõm, cười nói vui vẻ “tắm” trên những dòng sông.
Dòng sông được xây dựng một cách ngay ngắn, được vẽ bởi những nét thẳng tắp thành những bức tranh sống động đầy màu sắc. Đó là miền ký ức, nỗi nhớ và kỷ niệm khó quên.
Dòng sông quê trong trí nhớ bao người dù đơn giản nhưng nó vẫn đẹp như những cô thiếu nữ đôi mươi, đầy e thẹn và rực rỡ. Sông bao bọc lấy cuộc sống, che chở và dõi theo từng bước trưởng thành của con người.
Dòng sông quê nay đã khác!
Không còn là nơi để con người thả trôi bao muộn phiền và lo âu về cuộc sống, dòng sông dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người vì mức độ ô nhiễm quá lớn. Còn mấy ai có thể tắm, giặt, đánh bắt cá tôm trên những dòng sông này, chẳng ai có thể đứng hàng giờ đồng hồ chỉ để ngắm nhìn dòng nước vì họ tự thấy khó chịu vì tình trạng hôi thối nồng nặc.
Sông quê ngày nay dần đánh mất đi vẻ đẹp hoang sơ mà thay vào đó là hình ảnh các công trình xây dựng mọc san sát nhau, những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hoạt động không ngừng. Nước thì được lấy liên tục còn xả thải thì diễn ra thường xuyên.
Vì thế nguồn nước cấp cho cây trồng, sản xuất nông nghiệp cũng vì thế mà không đảm bảo chất lượng. Việc đầu độc dòng sông quê khiến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và sản xuất của người dân cũng vì thế mà giảm sút rõ rệt.