Công nghệ kết tủa Struvite để xử lý nước thải

Công nghệ kết tủa Struvite là gì? Được ứng dụng thế nào trong xử lý nước thải chăn nuôi, làm phân bón thế nào? Ưu điểm công nghệ này là gì?

Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế trọng điểm tạo nguồn thu nhập cho nhiều địa phương. Nhưng nó lại tạo ra lượng lớn nước thải chăn nuôi chứa nồng độ photpho lớn. Photpho là nguồn nguyên liệu gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, và cũng là tài nguyên không thể tái chế.

Nhiều công nghệ thu hồi photpho được phát triển nhưng lại gặp nhiều hạn chế, chẳng hạn:

  • Loại bỏ photpho sinh học sử dụng sinh vật tích tụ polyphotphat trong tế bào nhưng lại thiếu nguồn cacbon và khó nuôi cấy vi khuẩn.
  • Kết tủa hóa học: tiêu tốn hóa chất và tạo ra lượng bùn hóa học lớn.
  • Quá trình điện phân: bị hạn chế bởi công suất xử lý nước thải chăn nuôi nhỏ và phải thay điện cực thường xuyên.
  • Sử dụng chất hấp phụ hóa học: tốn kém nên cần chất hấp phụ rẻ hơn và hiệu quả hơn.

Công nghệ kết tủa Struvite XLNT chăn nuôi

Giới thiệu về công nghệ Struvite

Struvite là công nghệ kết tủa hứa hẹn thu hồi photpho từ nước thải chăn nuôi. Struvite có công thức hóa học Mg(NH4)PO4.6H2O, ít tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.

Kết tủa hình thành dưới dạng tinh thể nhỏ sử dụng làm phân bón trực tiếp mà không cần xử lý thêm. Điểm mới của phương pháp này khác với quy trình thông thường là hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Kết tủa hình thành trong điều kiện kiềm nhẹ và phụ thuộc vào các yếu tố chính như photphat, magie và pH. Và các chất như canxi, cacbonat, chất rắn lơ lửng và kim loại nặng ngăn cản sự kết tủa.

Struvite thu hồi thường ứng dụng làm phân bón cho cây trồng.

Công nghệ kết tủa Struvite để xử lý nước thải
Công nghệ kết tủa Struvite để xử lý nước thải

Các vấn đề cần lưu ý

Trước khi sử dụng làm phân bón, bạn cần chú ý đến một số vấn đề như:

  • Nước thải chăn nuôi phức tạp vì chứa nhiều chất hữu cơ, hàm lượng amoni, photpho, chất rắn lơ lửng cao.
  • Cần sử dụng biện pháp vật lý – hóa học để chuyển hóa các loại photpho thành photphat càng nhiều càng tốt ra khỏi nguồn thải.

Nhiều nhà máy xử lý nước thải còn có khả năng loại bỏ nhiều chất ô nhiễm khác nhau. Với hệ thống kiểu kết tủa này còn có sự kết hợp của máy sục khí nâng cao có thể trộn dung dịch hiệu quả hơn, cải thiện việc hình thành kết tủa và thoát khí CO2, amoni không hòa tan ra khỏi dung dịch. Ngoài ra, giá trị pH trong nước tăng ảnh hưởng đến  hiệu quả loại bỏ amoni đảm bảo chất lượng nước đầu ra.

Thu hồi photpho bằng kết tủa là một cách kinh tế và hiệu quả hơn. Công nghệ này cũng được nghiên cứu ứng dụng cho nhiều loại nước thải khác nhau như xử lý nước thải rỉ rác, nước thải công nghiệp, bùn thải,…

Công nghệ kết tủa Struvite làm phân bón hóa học

Ngành công nghiệp sản xuất phân bón hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào quá trình khai thác quặng photphorite. Sự khan hiếm P dần trở thành cuộc khủng hoảng đối với ngành nông nghiệp. Do đó, với mục tiêu vừa giảm hiện tượng phú dưỡng nguồn nước vừa đáp ứng nguồn photpho cho ngành nghiên cứu thì việc thu hồi photpho từ nước thải rất quan trọng.

Và Struvite cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như N, P, K, Ca và Mg. Đặc biệt, sự hiện diện của Mg làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn như chất thay thế cho các loại phân bón cho một số loại cây trồng cần Mg. So với các phân bón dễ hòa tan khác, phân bón từ Struvite thích hợp để sử dụng cho các khu rừng lớn giúp làm giảm tần suất bón phân và giảm thất thoát chất dinh dưỡng.

Cây trồng có mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng từ Struvite cao gấp 4 lần so với các loại phân bón đang sử dụng. Các dưỡng chất từ Struvite được cây trồng hấp thụ hoàn toàn mà không làm ô nhiễm môi trường.

Liên hệ ngay Hotline của công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất 0938.857.768 để được hỗ trợ xây mới hệ thống xử lý nước thải hoặc nâng cấp, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng hệ thống.