Cách tái chế mối hiểm họa rác thải điện tử

Bên cạnh chất thải sinh hoạt và công nghiệp, rác thải điện tử trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với môi trường trên toàn thế giới. Chúng ta đang phải chứng kiến “làn sóng” ứng dụng nhiều khoa học – kỹ thuật tiên tiến đã tăng nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm thông minh hơn nên việc thải bỏ sản phẩm cũ là điều tất yếu.

Congtyxulynuocthai.vn sẽ chia sẻ tới bạn đọc về thực trạng gây ô nhiễm và cách tái chế nguồn thải này ở phân tích dưới đây!

Rác thải điện tử không ngừng tăng

Những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, phương tiện truyền thông, giá cả, xu hướng công nghệ cao đã dẫn đến sự dư thừa rác điện tử trên toàn cầu. Đối với các “cơn bão” về thiết bị điện tử hiện đại hơn mà phần lớn con người đang đối mặt với những nguy hiểm từ chính những thứ mà mình đã sử dụng qua.

Theo thống kế từ WHO thì rác thải điện tử dẫn đầu về loại rác thải sinh hoạt có “tốc độ tăng trưởng” nhanh nhất. Theo dự đoán trong tương lai, loại rác này tiếp tục gia tăng nếu con người sử dụng ngày càng nhiều máy tính, điện thoại, ti vi cùng các sản phẩm khác.

Ở Việt Nam, mỗi năm rác điện tử tăng lên 100 nghìn tấn chủ yếu từ các gia đình và văn phòng. Đi cùng với đó, sự phát triển các ngành công nghệ thông minh sẽ thúc đẩy việc thải bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu bằng sản phẩm hiện đại hơn.

Vì thế phải đề xuất và thiết kế hệ thống xử lý khí thải tại các cơ sở tái chế cùng biện pháp BVMT bằng cách thu gom rác điện tử đúng cách nhằm giảm khí thải gây hại.

Cách tái chế mối hiểm họa rác thải điện tử

Tác động của rác thải điện tử đến môi trường

Gây ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm do rác thải điện tử đang không ngừng gia tăng, chiếm tỷ lệ lớn trong các bãi chôn lấp. Thế nhưng chính nó lại phát sinh rất nhiều chất độc, tạo ra những rủi ro về môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Việc phát thải khói, khí cùng các chất dạng hạt vào không khí, nguồn nước đã và đang làm suy thoái môi trường. Các hoạt động tháo dỡ và xử lý rác thải điện tử không đúng cách tại nhiều nước đang phát triển dẫn đến nhiều tác động tiêu cực.

 

Xem thêm dịch vụ xử lý khí thải!

Sự giải phóng chất độc hại vào nước mặt, nước ngầm, đất và không khí, thậm chí biển, đại dương. Qua những nghiên cứu thì:

  • Dioxin trong rác thải vượt quá 100 lần mức cho phép.
  • Nồng độ chất gây ung thư vượt quá tiêu chuẩn tại nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp. Đồng thời hàm lượng cadmium, đồng, niken và chì tìm thấy trong môi trường khá lớn.
  • Kim loại nặng, bụi mịn vượt hơn 300 lần.

Các chất thải này chủ yếu thoát ra từ việc đốt linh kiện điện tử, tái chế và thu hồi tài nguyên có giá trị và thải ra nhiều hóa chất độc hại như chì, dioxin và furan. Các kim loại nặng không thể phân hủy sinh học nên chúng sẽ tồn tại trong môi trường với thời gian dài, làm tăng nguy cơ ô nhiễm.

Giải phóng các chất độc

  • Phá vỡ và loại bỏ ống tia cực tím trong TV, màn hình máy tính, máy quay,… phát thải chì, bari và kim loại nặng sẽ rửa trôi vào nước ngầm, giải phóng photpho độc hại.
  • Khử hàn loại bỏ chip máy tính, đốt đối với bảng mạch điện tử chứa nhiều khí thải và bụi thủy tinh, thiếc, chì, brom dioxin, cadmium và thủy ngân.
  • Tách hóa chất dùng axit nitric hoặc đốt chip các thành phần mạ vàng phát thải nhiều PAHs, kim loại nặng, chất chống cháy thải ra môi trường làm axit hóa nước và suy thoái hệ thực vật. Đồng thời thiếc và chì gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
  • Nấu chảy nhựa từ máy in, bàn phím, màn hình phát thải dioxin, kim loại nặng và hydrocacbon.
  • Đốt dây máy tính để loại bỏ đồng sẽ thải ra nhiều PAH vào không khí, đất và nước.

Tăng cường tái chế rác thải điện tử

Việc quản lý chất thải điện tử không đúng cách dẫn đến làm mất đáng kể nguyên liệu thô có giá trị và khan hiếm như vàng, bạch kim, coban. Tái chế là yếu tố thiết yếu của quản lý chất thải.

Khi được thực hiện đúng cách sẽ làm giảm đáng kể sự rò rỉ của vật liệu độc hại ra môi trường và chống việc cạn kiệt nguồn tài nguyên. Nổi bật là việc tái chế bảng mạch điện tử vì chúng chứa nhiều kim loại quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim,… cùng các kim loại khác như đồng, sắt, nhôm nên thường dùng phương pháp nấu chảy, đốt để tách kim loại có giá trị.

Nhờ tái sử dụng rác điện tử giúp hạn chế các vấn đề về sức khỏe, giảm phát thải khí nhà kính, giải pháp thay thế thân thiện với môi trường cũng như nâng cao ý thức của xã hội. Thông qua cơ chế tái chế giúp nhiều doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất nhiều sản phẩm bền vững hơn.

Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải!