Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

Một hệ thống xử lý nước cấp lò hơi tiêu chuẩn sẽ có những thiết bị nào? Từng thiết bị này cần đáp ứng yêu cầu nào và đóng vai trò gì trong hệ thống?

Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước cấp lò hơi
Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

1. Thiết bị xử lý nước cấp lò hơi

Mỗi quy trình xử lý nước cấp lò hơi sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của lò hơi, đặc điểm nguồn nước cấp, tiêu chuẩn xử lý để thiết kế hệ thống xử lý phù hợp. Một số thiết bị xử lý nước cấp chính thường áp dụng như:

1.1. Thiết bị đông tụ – kết tủa hóa học

  • Sau bước lọc thô, nước được cấp nhiều hóa chất trong bể phản ứng nhằm mục đích loại bỏ chất rắn lơ lửng với nhiều chất khác.
  • Hệ thống dùng một hoặc hai bể phản ứng bổ sung hóa chất liên kết hạt mịn thành hạt lớn dễ lắng hơn.
  • Hóa chất đông tụ thường dùng như phèn nhôm, phèn sắt, polyalumin clorua.

1.2. Thiết bị lọc

  • Hệ thống lọc tham gia loại bỏ hạt lơ lửng như cặn, độ đục, chất hữu cơ.
  • Thiết bị thường đặt ở vị trí tiền xử lý giúp bảo vệ màng, nhựa trao đổi ion không bị bám bẩn.
Thiết bị lọc trong hệ thống xử lý nước cấp lò hơi
Thiết bị lọc trong hệ thống xử lý nước cấp lò hơi

1.3. Thiết bị trao đổi ion

  • Hệ thống dùng nhựa trao đổi để loại bỏ độ cứng trong nước thông qua quá trình trao đổi cation axit mạnh.
  • Nhựa có đặc điểm tích điện bằng ion natri để hấp thu độ cứng với áp lực cao như khử canxi, magie và giải phóng phân tử natri vào nước.

1.4. Thiết bị thẩm thấu ngược, lọc nano

  • Lọc RO và NF sử dụng phổ biến trong quy trình xử lý nước cấp lò hơi để tham gia loại bỏ tạp chất có hại.
  • Cả hai hệ thống dùng áp suất qua màng lớn để giữ lại chất gây ô nhiễm như vi khuẩn, muối, chất hữu cơ, silica, độ cứng và chỉ cho phép nước tinh khiết đi qua.
  • Lọc RO, NF thường dùng trong lò hơi áp suất cao nơi loại bỏ TSS, TDS tương đối lớn.

1.5. Thiết bị khử trùng/khử dầu mỡ

  • Quá trình khử khí hoặc khử dầu chủ yếu tách bỏ khí oxy hoặc cacbon dioxide gây ăn mòn thiết bị hoặc gây rỉ sét đường ống.
  • Các thiết bị khử khí thường dùng như dạng khay hoặc dạng phun.

2. Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp lò hơi

Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp lò hơi
Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp lò hơi

Trước khi lựa chọn công nghệ phù hợp, điều quan trọng bạn phải hiểu rõ chất lượng nguồn nước cấp đầu vào. Vì khi nguồn nước không đảm bảo dễ gây ra việc đóng cặn, ăn mòn và tắc nghẽn thiết bị hạ nguồn. Một số nguồn nước bao gồm nước đô thị, nước thải đã qua xử lý, nước giếng, nước mặt từ sông, hồ, ao suối.

  • Những tiến bộ về công nghệ lọc màng tạo cơ hội cho lò hơi đáp ứng hiệu suất hệ thống. Hiệu quả của hệ thống tiên tiến loại bỏ đáng kể TDS, TSS, TOC, màu, silica, độ cứng từ dòng chảy đầu vào.
  • Tùy thuộc yêu cầu xử lý, các quy trình sử dụng gồm xử lý hóa học, làm mềm, lọc đa phương tiện, hấp phụ, trao đổi ion.
  • Công nghệ RO lọc sạch nước chất rắn, loại bỏ TDS lớn, giảm xả đáy, hóa chất , năng lượng nên RO làm tăng tuổi thọ của lò hơi.
  • Công nghệ điện cực hóa EDI sử dụng điện để khử ion, khử khoáng nguồn nước. Hệ thống sử dụng nhựa trao đổi ion liên tục tái tạo mà không cần sử dụng hóa chất. Ưu điểm của công nghệ với chi phí vận hành thấp, an toàn, yêu cầu diện tích không gian nhỏ, không làm phát sinh CTNH,…

3. Vấn đề thường gặp trong xử lý nước cấp lò hơi

3.1. Hiện tượng đóng cặn

  • Chất rắn đóng cặn gia tăng thường xảy ra từ quá trình lọc hoặc chất kết tủa thu thập từ quá trình xử lý kém.
  • Cách tốt nhất chống cặn bùn là áp dụng các hệ thống lọc màng tiên tiến như vi lọc, siêu lọc vì chúng loại bỏ tốt chất rắn lơ lửng, hạt huyền phù.
  • Hiện tượng đóng cặn trên đường ống hoặc bề mặt truyền nhiệt hoặc chất kết tủa lắng xuống để lại vết cặn cứng vì nước chứa nhiều silica, sắt, canxi, magie, nhôm.
  • Đối với lò hơi áp suất cao, khi gặp trường hợp này cần áp dụng công nghệ tiên tiến như thẩm thấu ngược, điện cực hóa, khử ion.
Vấn đề thường gặp trong xử lý nước cấp lò hơi
Vấn đề thường gặp trong xử lý nước cấp lò hơi

3.2. Ăn mòn hệ thống

  • Nước chứa nhiều phần tử kim loại với sự hiện diện oxy hòa tan và CO2 gây ăn mòn hệ thống nghiêm trọng, làm tăng tốc độ phân hủy vật liệu.
  • Để kiểm soát vấn đề này cần điều chỉnh pH, mức oxy, lượng chất rắn,…
  • Ứng dụng thiết bị khử khí oxy tham gia loại bỏ khí hòa tan ra khỏi nước cấp lò hơi
  • Hoặc tăng cường quản lý hóa chất bên trong với nồng độ, giá trị pH thích hợp.

3.4. Hiện tượng nổi bọt

  • Bọt trong hệ thống xảy ra vì xuất hiện nhiều chất rắn hòa tan trên bề mặt, chúng bám vào thiết bị quá nhiệt, tuabin làm giảm hiệu suất của chúng.
  • Cần duy trì mức chất rắn hòa tan thấp cũng như kiểm soát độ kiềm trong lò hơi
  • Áp dụng hệ thống lọc màng, trao đổi ion và làm mềm nước ở khoảng pH từ 8.5 – 9.5.

Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất với đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ giúp bạn thiết kế hệ thống xử lý nước cấp đảm bảo đạt hiệu quả và chi phí xử lý tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0938.857.768 để tư vấn và giải đáp mọi thông tin chi tiết nhất.