Trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết và đàm phán với 5 FTA gồm WTO, CPTPP, EVFTA, VCUFTA và EFTA. Trong đó Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP có mức độ tác động đến tình hình xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức mới trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế. Với một số điều kiện như đa dạng sinh học, BĐKH, bảo vệ tầng ozone, đánh bắt hải sản, hàng hóa dịch vụ môi trường, cơ chế BVMT. Nếu vi phạm một trong những yêu cầu đặt ra từ FTA thì hàng hóa xuất khẩu bị cấm và bị kiện trên phạm vi quốc tế.
hethongxulynuocthai sẽ chia sẻ tới bạn đọc chi tiết về các hiệp định thương mại này!
Một số hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết
Đối với WTO
- Đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con người và động, thực vật.
- Trợ cấp môi trường.
- Tự do hóa hàng hóa, dịch vụ đối với môi trường.
- Biện pháp quản lý CTR và CTNH.
- Tập trung giảm ô nhiễm môi trường.
- Cải tạo đất, nước và tiết kiệm năng lượng.
- Sử dụng sản phẩm ít tác động đến môi trường.
- Nâng cao vai trò kiểm soát môi trường.
Đối với Việt Nam – EU
- Phát triển bền vững, nhất là nhóm ngành nhiên liệu khoáng sản, hóa chất, phân bón và năng lượng.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con người và động, thực vật.
- Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu bằng cách quản lý rừng và sản phẩm từ rừng hợp lý.
- Tăng cường kỹ thuật giảm phát thải cacbon, sử dụng hiệu quả năng lượng.
- Nghiêm cấm hoạt động buôn bán động vật hoang dã.
- Xây dựng hướng phát triển các loại hình dịch vụ môi trường.
Xem thêm về dịch vụ xử lý khí thải!
Đối với hiệp định CPTPP
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
- Tập trung bảo vệ tầng ozone, môi trường biển và tăng cường hợp tác môi trường.
- Tập trung đến các vấn đề thương mại, đa dạng sinh học, đánh bắt hải sản, sinh vật ngoại lai.
- Làm rõ rai trò của ủy ban môi trường, tư vấn môi trường, thẩm vấn cấp cao và tham vấn bộ trưởng.
- Giải quyết tranh chấp bảo tồn môi trường, tài nguyên bằng chính sách phát triển bền vững đối với môi trường.
Đối với Hiệp định Việt Nam – Hàn Quốc
- Nêu rõ xuất xứ nguồn khoáng sản, thủy sản từ biển, phế liệu.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ sức khỏe cho con người và động, thực vật.
Đối với Hiệp định Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu
- Phát triển bền vững bằng các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật BVMT.
- Kiểm soát các hoạt động tác động đến môi trường, hệ sinh thái, lâm sản, thủy sản, khai thác mỏ và năng lượng.
- Tăng cường biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Đối với Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản
- Tăng cường hợp tác môi trường với quy định, tiêu chuẩn môi trường rõ ràng.
- Nêu rõ xuất xứ nguồn khoáng sản, thủy sản từ biển, nguồn phế liệu.
- Thu gom và xử lý CTR.
- Kiểm soát ô nhiễm hóa chất.
Việt Nam và EVFTA (Hiệp định thương mại tự do)
Nhìn lại vào điều kiện thực tế của Việt Nam, các doanh nghiệp ở nước ta hầu như còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thiên nhiên, chưa có nguồn lực tương xứng nên việc BVMT còn khá lúng túng.
Mặc dù lấy môi trường là mục tiêu phát triển nhưng khá nhiều chính sách môi trường vẫn chưa hoàn thiện khiến các cơ hội đầu tư gặp nhiều rủi ro. Vì quá tập trung vào chiến lược phát triển ngắn hạn, Việt Nam chưa có tính chọn lọc về việc lựa chọn dự án/mô hình phát triển mang tính bền vững và thân thiện với môi trường.
Những áp lực và rủi ro từ FTA
- Hệ thống chính sách và pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ và còn chồng chéo cho một số lĩnh vực.
- Việc thực thi pháp luật môi trường vẫn chưa hiệu quả với nhiều vi phạm pháp luật về môi trường.
- Nhận thức và ý thức BVMT của một bộ phận doanh nghiệp chưa cao. Xuất phát từ nguyên nhân khó khăn về kinh tế và ý thức BVMT nên mức độ chuyển biến BVMT còn hạn chế.
- Nguồn nhân lực xử lý các vấn đề thương mại quốc tế đến môi trường vẫn chưa đạt yêu cầu hoặc chưa giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm.
- Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường chưa hoàn thiện, điều kiện môi trường còn thấp và phụ thuộc vào thiết bị, dây chuyền cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng.
Xem thêm về dịch vụ xử lý nước thải!