Tảo là nhóm VSV có khả năng quang hợp, chúng tồn tại ở dạng đơn bào (kích thước nhỏ) hoặc đa bào (kích thước đến vài mét). Tảo là loại thực vật có tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu đựng của môi trường, có sự phát triển trong nước thải, có hàm lượng chất dinh dưỡng và hàm lượng protein cao. Nhờ khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện môi trường khác nhau cộng với giá trị dinh dưỡng và protein cao nên người ta thường ứng dụng tảo trong việc xử lý nước thải bằng tảo.
Những tác dụng của việc xử lý nước thải bằng tảo
- Xử lý nước thải bằng tảo là cách xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, chúng lấy đi các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ của nguồn nước để chuyển hóa thành chất dinh dưỡng trong tế bào của quá trình quang hợp.
- Tảo có chức năng hấp thụ và biến năng lượng mặt trời thành đường, tinh bột. Vì thế lợi dụng quá trình xử lý nước thải mà tảo có thể chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng của cơ thể giúp chúng tăng khả năng sinh sống và tồn tại lâu trong môi trường nước.
- Nhờ tảo mà các mầm bệnh trong nguồn nước thải được loại bỏ hoàn toàn và chúng bị tiêu diệt nhờ các độc tố tiết ra từ cơ thể của tảo.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải của tảo
Cung cấp nguồn dưỡng chất phù hợp
- Tảo tham gia quá trình tổng hợp đạm Amonia để tổng hợp thành protein cho tế bào nhờ quá trình quang hợp. Sự phát triển của tảo dựa vào hàm lượng các dưỡng chất cần thiết cần được cung cấp như Photpho, Magnesium và Potassium
Độ sâu của tảo
- Được biết, độ sâu tối ưu của tảo từ 4,5 – 5 in (12,5 cm). Và độ sâu của tảo được chọn lựa dựa trên việc tối ưu khả năng tiếp xúc với nguồn sáng trong quá trình tổng hợp của tảo.
Thời gian tồn lưu của nước thải trong ao
- Đây là khoảng thời gian tối ưu và cần thiết để các chất dinh dưỡng nước thải chuyển đổi thành chất dinh dưỡng trong tế bào của tảo. Thời gian lưu của nước ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tảo dao động từ 1,8 đến 8 ngày.
Cân bằng lượng BOD trong ao nuôi tảo
- Lượng BOD quyết định đến đến năng suất của tảo. Hàm lượng BOD quá cao khiến môi trường xảy ra quá trình yếm khí ảnh hưởng đến quá trình cộng sinh của tảo và vi khuẩn.
Quá trình khuấy trộn và hoàn lưu
- Quá trình khuấy trộn là cách tốt nhất để tảo không thể lắng xuống đáy và đồng thời giúp các chất dinh dưỡng tiếp xúc nhanh với tảo bằng quá trình quang hợp.
- Đối với việc hoàn lưu lại giúp tảo giữ lại các tế bào vi khuẩn và tảo duy trì khả năng hoạt động, tăng quá trình thông thoáng khí và đẩy nhanh các phản ứng trong ao nuôi tảo.
Ưu điểm khi sử dụng tảo trong việc xử lý nước thải
- Đây là phương pháp xử lý với chi phí thấp để loại bỏ các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng (P, N) và mầm bệnh
- Sử dụng tảo để xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt giúp sản sinh ra nguồn oxy dồi dào giúp các vi khuẩn ưa khí sử dụng
- Đây là phương pháp tối ưu hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả và cung cấp oxy trong quá trình quang hợp cho VSV
- Bùn trong HTXLNT bằng tảo tạo ra sinh khối và năng lượng lớn, có thể dùng làm phân bón
- Ít sử dụng hóa chất, quy trình xử lý đơn giản, tạo ra bùn ở mức độ thấp
- Xử lý nước thải bằng tảo giúp giải phóng nguồn CO2, không phát sinh mùi hôi
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên xử lý nước thải, xử lý nước cấp, xử lý các nguồn nước thải bị ô nhiễm. Chúng tôi là đơn vị tư vấn môi trường với gần 7 năm kinh nghiệm đã không ngừng cung cấp nhiều gói giải pháp khác nhau nhằm mang đến chất lượng dịch vụ không chỉ tốt mà còn mang đến sự tin tưởng và hài lòng tuyệt đối trong mắt khách hàng. Với đội ngũ nhân viên hùng mạnh cộng với kinh nghiệm dồi dào, Hợp Nhất chính là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường như nước, không khí và lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!