Các chất ô nhiễm từ các ngành công nghiệp gây ra hàng loạt vấn đề môi trường vì những ảnh hưởng khó lường của nó đến chất lượng nước mặt, nước ngầm. Do đó, điều quan trọng phải xác định nguồn gốc phát sinh nước thải để đề xuất phương án xử lý nước thải đạt chuẩn.
1. Các nguồn thải gây ô nhiễm
1.1. Nhà máy nhiệt điện:
- Nước thải chứa nhiều chì, thủy ngân, crom, cadimi, hợp chất nito, tro đáy, tro bay, cặn lơ lửng,…
- Giải pháp xử lý thường dùng là kết tủa hóa học, xử lý sinh học, hệ thống màng, hệ thống thẩm tách điện,…
1.2. Ngành chế biến thực phẩm:
- Nước thải chứa các thành phần như chất lơ lửng, chất hữu cơ, nồng độ COD, BOD lớn, chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu, dầu mỡ, nito hữu cơ, amoiac,…
- Giải pháp xử lý thường dùng thiết bị tuyển nổi, hệ thống xử lý sinh học, lắng.
1.3. Gia công kim loại:
- Phát sinh nước thải chứa kim loại nặng như crom, đồng, chì, niken, bạc, kẽm, cadimi, xyanua, dung môi hữu cơ, dầu mỡ.
- Giải pháp xử lý: phương pháp hóa học, oxy hóa nâng cao.
1.4. Ngành chăn nuôi
- Trong các khu/trang trại chăn nuôi thường tạo ra nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn, chất vô cơ, TSS, chỉ tiêu COD, BOD5 cao, kim loại nặng, tổng N, tổng P, tổng coliform lớn,…
- Giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi thường ứng dụng hệ thống biogas sản xuất khí sinh học, công nghệ sinh học với khả năng phân hủy chất thải lớn,…
1.5. Ngành sản xuất
Dược phẩm:
- Nước thải chứa nhiều dung môi, benzen, xyanua, etanol, clorua, amoniac, phenol, toluen từ quá trình chế biến nguyên liệu,…
- Công nghệ xử lý gồm xử lý sinh học tiên tiến, thủy phân, oxy hóa nâng cao để loại bỏ chất bẩn, tái chế nước.
Ngành công nghiệp giấy và bột giấy:
- Nước thải chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, dioxin, furan, phenol, nồng độ COD, BOD lớn.
- Yêu cầu xử lý bằng hệ thống sinh học bùn hoạt tính, bể kỵ khí UASB, xử lý bậc ba hoặc xử lý bằng màng siêu lọc, thẩm thấu ngược,…
1.6. Hóa chất dệt nhuộm
Nhà máy dệt nhuộm:
- Nước thải từ cơ sở dệt nhuộm chứa nhiều BOD, TSS, dầu mỡ, sunfua, phenol, crom, thuốc nhuộm, kim loại nặng với nồng độ lớn.
- Thường yêu cầu xử lý bằng quá trình hóa học, sinh học hoặc quy trình xử lý nâng cao bằng ozone.
Ngành sản xuất hóa chất:
- Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà nước thải chứa chất hữu cơ, BOD, chất vô cơ, kim loại (crom, đồng, chì, niken, kẽm), hợp chất flo, kali, xyanua, asen,…
- Để đạt tiêu chuẩn xả thải cần áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại với khả năng xử lý hoàn toàn chất ô nhiễm trong nước thải.
Ngành y tế:
- Nước thải chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, hóa chất độc hại, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, hóa chất độc hại, mầm bệnh gây hại, nồng độ BOD, COD, tổng Coliform thường rất cao.
- Các công nghệ XLNT y tế thường ứng dụng như quy trình bùn hoạt tính, hệ thống lọc sinh học, công nghệ MBR, MBBR,… với hiệu suất xử lý vượt trội.
Ngành sản xuất sắt thép:
- Nước thải chứa nhiều amoniac, xyanua, bezen, kim loại nặng (crom, mangan, niken, đồng, asen, kẽm, sắt), dầu mỡ, chất rắn dạng hạt, BOD, COD, TSS,…
- Thường dùng phương pháp hóa học như keo tụ – tạo bông, xử lý bậc ba để làm sạch nguồn nước đáp ứng tiêu chuẩn xử lý.
2. Các phương pháp để xử lý ô nhiễm
2.1. Muối
- Thường sử dụng hệ thống thẩm ngược, lọc màng, trao đổi ion, oxy hóa nâng cao (fenton, ozone hóa).
- Việc xử lý muối thường yêu cầu đi kèm với hệ thống bay hơi, xử lý chất hữu cơ, hydrocacbon, chưng cất màng,…
2.2. Dầu mỡ
- Đối với nước thải nhiễm dầu mỡ thường áp dụng lọc màng, DAF, công nghệ sinh học, keo tụ dễ vận hành, chi phí thấp. Quy trình đông tụ điện thường kết hợp cùng quá trình oxy hóa, keo tụ với điện cực làm bằng nhôm, sắt.
- Ứng dụng công nghệ màng như vi lọc, siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu ngược vì hiệu quả khử dầu mỡ, tối thiểu nhu cầu dùng hóa chất.
- Xử lý điện hóa trở thành kỹ thuật XLNT nhiễm dầu vì tiết kiệm, nhu cầu năng lượng thấp, hiệu suất lớn, tính linh hoạt cao. Giải pháp này loại bỏ tốt dầu mỡ, nhu cầu oxy hóa học và độ đục đến 90%.
2.3. Kim loại nặng
- Sử dụng cơ chế hấp phụ sẽ phụ thuộc vào đặc tính hóa lý chất hấp phụ cùng các điều kiện về nhiệt độ, liều lượng, pH, thời gian, nồng độ kim loại. Hiệu quả của quá trình hấp phụ cao, chi phí thấp, dễ thực hiện và tách kim loại ra khỏi nước thải trên bề mặt chất hấp phụ.
- Công nghệ màng cũng là sự lựa chọn lý tưởng để xử lý kim loại như siêu lọc, lọc nano, vi lọc, thẩm thấu ngược, thẩm tách điện.
- Phương pháp hóa học như kết tủa, đông tụ tạo bông, tuyển nổi.
- Phương pháp tách dựa trên điện như điện hóa, trao đổi ion cho khả năng tách kim loại tốt, dễ thực hiện, thân thiện với môi trường.
Xử lý kim loại nặng trong nước thải
2.4. Thuốc nhuộm ô nhiễm
- Cũng giống như các loại nước thải khác, kỹ thuật tách màng cũng là sự lựa chọn trong việc loại bỏ thuốc nhuộm bằng cách dùng màng bán thấm với tỷ lệ giữ chất ô nhiễm trên bề mặt lớn.
- Quá trình AOP khá hiệu quả khử chất ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt phân hủy tốt thuốc nhuộm thông qua các tác nhân oxy hóa mạnh với chi phí thấp, giảm tải lượng ô nhiễm cũng như có khả năng tái sử dụng nước tốt.
- Hệ thống điện hóa sinh học thường yêu cầu năng lượng vì giải pháp tiết kiệm, tách và giảm nồng độ thuốc nhuộm azo.
- Sử dụng vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, tảo dựa vào cơ chế trao đổi chất, hấp thụ và tạo ra chất lượng nguồn nước đảm bảo loại bỏ hoàn toàn thuốc nhuộm trong nước thải.
- Sử dụng giải pháp hóa học có sử dụng hóa chất với khả năng phân hủy tốt thuốc nhuộm.
Tùy thuộc vào tính chất và thành phần ô nhiễm đặc trưng từng nguồn thải mà lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp hoặc công nghệ có khả năng làm sạch nước thải với hiệu suất lớn. Công ty môi trường Hợp Nhất có khả năng xử lý nước thải ô nhiễm từ nhiều nguồn bằng các giải pháp xử lý tốt nhất. Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Hợp Nhất tư vấn phương án thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống.