Xử lý khí thải công nghiệp

Xử lý khí thải công nghiệp ngày càng cần thiết, nhất là trong điều kiện phát triển các lĩnh vực kinh tế mạnh mẽ như hiện nay. Trong khi khối lượng nguồn thải không ngừng gia tăng thì việc phát triển nhiều công nghệ xử lý khí thải tối ưu thực sự quan trọng.

Các thành phần khí thải khá đa dạng chứa nhiều khí độc hại và hạt bụi với nồng độ lớn, do đó dựa vào đặc tính nguồn thải cũng như chức năng từng hệ thống mà có phương án ứng dụng phù hợp nhất.

Xử lý khí thải công nghiệp

1. Xử lý dựa trên tính chất của khí thải

1.1. Xử lý bụi

  • Sử dụng hệ thống lọc bụi tĩnh điện: chủ yếu loại bỏ hạt bụi có kích thước nhỏ ra khỏi dòng khí dựa vào nguyên lý ion hóa và tách bụi đi qua vùng có điện trường lớn. Hiệu suất lọc bụi đạt đến 99% nhờ các tấm điện cực cao áp.
  • Sử dụng hệ thống lọc bụi túi vải: loại bỏ hết hạt bụi lơ lửng trong nước bằng cách dùng túi lọc bụi với hiệu suất lọc bụi cao đạt tới 99,9% trở lên.
  • Sử dụng hệ thống lọc bụi cyclon: loại bỏ hạt bụi có kích thước từ 5 micromet bằng hệ thống cyclon kiểu ướt dùng nước tách bỏ hạt bụi ra khỏi dòng khí. Nguyên lý hoạt động của hệ thống dựa theo nguyên lý lực ly tâm để tách bụi ra khỏi dòng khí.
  • Sử dụng hệ thống lọc bụi kiểu ướt: sử dụng dung dịch nước phun đều trong thiết bị chứa bụi, quá trình này giữ lại hạt cặn và hấp thụ một phần khí thải độc hại.

1.2. Xử lý khí thải ô nhiễm

Sử dụng phương pháp hóa học:

  • Quy trình xử lý bằng phản ứng hóa học giữa các phân tử tạo ra nhiệt và năng lượng.
  • Chủ yếu dùng hóa chất hóa học tham gia các phản ứng như NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,..
  • Quy trình giúp xử lý hoàn toàn khí thải ô nhiễm với lưu lượng lớn.
  • Xử lý hiệu quả đối với SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, axeton,… hiệu quả cao.

Sử dụng phương pháp sinh học:

  • Xử lý mùi từ dòng khí phân hủy thành chất vô hại, không mùi như H2O và cacbon dioxide.
  • Cơ chế hoạt động dựa vào việc trao đổi chất của VSV.
  • Thiết kế tối ưu để bộ lọc sinh học được vận hành hiệu quả về chi phí.
  • Quá trình phân hủy xảy ra trong bể hấp thụ hoặc bể phản ứng tái sinh bên ngoài.
  • Hệ thống dùng giá thể trơ tạo môi trường tối ưu để VSV phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí hoặc dùng các nguyên liệu lọc như xơ dừa, đất, phụ phẩm gỗ,…
  • Các tiêu chí ảnh hưởng đến quá tình như pH, độ ẩm, nhiệt độ, độ rỗng giá thể,…
  • Chi phí đầu tư đối với hệ thống thấp, vận hành đơn giản, thân thiện với môi trường vì không cần dùng nhiều hóa chất.
  • Hiệu quả xử lý chất hữu cơ đạt đến 90%.
  • Ứng dụng trong các ngành như XLNT, hóa chất, chế biến thức ăn chăn nuôi,…

2. Xử lý dựa vào vai trò tháp xử lý

2.1. Tháp hấp thụ

Tháp hấp thụ thường được ưu tiên trong nhiều hệ thống xử lý khí thải vì hiệu suất, chi phí vận hành, dễ sử dụng, thực hiện đơn giản hơn.

Thiết bị này thường dùng loại bỏ chất khí ô nhiễm nồng độ thấp với lợi ích như nhỏ gọn, xử lý dễ dàng, đảm bảo hấp thụ tốt khí thải độc hại,…

Các loại tháp hấp thụ thường dùng:

  • Tháp rửa khí rỗng: dung dịch hấp thụ phun thành giọt nhỏ vào bên trong tháp.
  • Tháp sủi bọt: bố trí tấm phẳng đục lỗ để hỗn hợp khí đi qua tạo ra bọt khí. Quá trình này diễn ra thông qua cơ chế hấp thụ chất ô nhiễm.
  • Tháp hấp thụ vật liệu đệm: sử dụng vật liệu bằng sứ, kim loại hoặc nhựa. Cho dung dịch đi qua vật liệu đệm để tạo ra phản ứng giữa chất lỏng và chất khí cần xử lý.

Hệ thống áp dụng xử lý khí thải phát sinh từ các ngành như lò hơi công nghiệp, lò đốt rác, luyện kim, hóa chất, chế biến thực phẩm,… loại bỏ các thành phần khí thải ô nhiễm cao.

2.2. Tháp hấp phụ

  • Hệ thống được thiết kế với thiết bị lọc chứa vật liệu hấp phụ cấu tạo dạng hạt, lỗ li ti tăng khả năng hấp phụ chất khí.
  • Giải pháp hấp phụ dễ thực hiện, dễ kiếm, vận hành đơn giản, tốn ít năng lượng, xử lý đa dạng nhiều chất ô nhiễm với hiệu suất lớn.
  • Các chất hấp phụ phổ biến như than hoạt tính, zeolite, silica,…
  • Dựa vào nồng độ chất ô nhiễm mà sử dụng khối lượng vật liệu hấp phụ thích hợp. Điều chỉnh tốc độ dòng khí tùy thuộc vào cấu tạo hạt vật liệu đạt đến hiệu quả lọc như mong muốn.
  • Các thành phần khí chứa hợp chất hữu cơ độc hại như dioxin, furan, mùi khó chịu được giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ.
  • Trong quá trình hấp phụ có diễn ra việc khử hấp phụ giúp khôi phục lại chức năng của chất hấp phụ, mang tính kinh tế trong việc làm sạch khí thải.

Việc đầu tư thiết kế hệ thống xử lý khí thải công nghiệp là bắt buộc. Điều này giúp cơ sở đảm bảo các yêu cầu BVMT vừa đáp ứng quy định của cơ quan Nhà nước hiện hành. Vì lý do này, Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất sẽ giúp bạn lựa chọn hệ thống xử lý phù hợp với đặc tính của nguồn thải với hiệu quả xử lý tối ưu.

Cần hỗ trợ tư vấn giải pháp công nghệ hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Hợp Nhất hướng dẫn thông tin chi tiết nhất.