Lựa chọn giải pháp xử lý khí thải công nghiệp chưa bao giờ dễ dàng vì cần đáp ứng các tiêu chí từ việc xác định các nguồn ô nhiễm chính cho đến hiệu quả công nghệ, tiêu chuẩn xả thải. Khi nắm rõ những yêu cầu trên, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa các quá trình XLKT, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.
1. Khí thải công nghiệp có dễ xử lý không?
Nguồn thải càng phức tạp, càng chứa nhiều thành phần lại càng khó xử lý. Đa phần, hỗn hợp khí thải là hỗn hợp chất ô nhiễm bao gồm khí thải và bụi, khói, tro bay. Các ngành công nghiệp có mức độ xả thải lớn phải kể đến như nhiệt điện, sản xuất nhựa, dệt nhuộm, thuộc da, luyện kim, chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, điện tử, thiết bị, chế biến gỗ,…
Các lĩnh vực này mặc dù có quy trình sản xuất riêng biệt nên việc chuyển đổi các nguyên liệu thô và năng lượng lại tăng khả năng xả thải nhiều thành phần ô nhiễm. Vì vậy mà việc xử lý khí thải cơ bản có yêu cầu quan trọng trong việc hạn chế phát thải và đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.
Quy chuẩn xử lý khí thải phải đáp ứng QCVN 19:2009/BTNMT. Khí thải công nghiệp phát sinh từ ống khói, ống thải các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu không xử lý đúng cách sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
2. Thiết kế hệ thống xử lý khí thải công nghiệp
Bảo vệ môi trường phải đi đôi với các giải pháp thiết kế, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải công nghiệp đạt chuẩn. Yêu cầu chung của những hệ thống phải có chức năng xử lý triệt để các thành phần môi trường, chất độc hại, mùi, khí thải và bụi từ khí thải.
Nguyên tắc của từng hệ thống phải được cân nhắc, tính toán các quá trình xử lý hiệu quả cũng như các hình thức vận hành hệ thống. Sự phát triển, tiến bộ của khoa học công nghệ giúp con người tiếp cận gần hơn với nhiều giải pháp công nghệ hiện đại trở thành sự lựa chọn thay thế cho các phương pháp xử lý thông thường kém hiệu quả.
Các điều kiện quan trọng để thiết kế hệ thống xử lý khí thải công nghiệp:
- Đánh giá, phân tích từng nguồn thải, loại hình sản xuất, thành phần ô nhiễm chính, tiêu chuẩn xả thải để lựa chọn giải pháp xử lý tối ưu;
- Cần xác định chính xác hình thức công nghệ xử lý vì ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của hệ thống;
- Xác định nhu cầu của chủ nguồn thải mà tiến hành thiết kế, xây dựng hệ thống theo quy mô cần thiết;
- Từ lưu lượng xả thải mà tính toán công suất thiết kế hệ thống phù hợp;
- Lắp đặt hệ thống thiết bị, máy móc, công nghệ theo đúng kỹ thuật đảm bảo quá trình xử lý, vận hành hệ thống ổn định hơn.
3. Xử lý khí thải công nghiệp bằng giải pháp nào?
3.1. Quy trình xử lý khô
- Hấp phụ: chủ yếu dùng chất hấp thụ để khử chất độc hại ra khỏi khí thải như VOCs, hơi axit, hơi bazo. Các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý như diện tích bền mặt chất rắn, lựa chọn chất hấp phụ, khả năng hoàn nguyên,…
- Lọc bụi ly tâm: là thiết bị cyclon có hình trụ hoạt động theo nguyên lý dựa vào lực ly tâm để tách bỏ bụi. Hiệu quả xử lý của hệ thống được tối ưu khi lắp đặt cùng lúc 2 hoặc nhiều cyclon nối tiếp hoặc song song nhau
- Lọc tĩnh điện: giải pháp xử lý bụi đạt 99,5%, khả năng tách bụi cả trong môi trường có nhiệt độ, độ ẩm lớn,…
- Lọc túi vải: là phương pháp xử lý bụi phổ biến nhất vì khả năng thực hiện đơn giản, dễ dàng, hiệu quả tách bụi cao,…
3.2. Quy trình xử lý ướt
- Hấp thụ: chủ yếu dùng dung dịch để kiểm soát các thành phần vì tính hiệu quả và chi phí thấp nên được ứng dụng rộng rãi. Giải pháp xử lý hiệu quả CO2, CO, SO2, NOx,…
- Cyclon ướt: khác với dạng khô, cyclon ướt có bố trí thiết bị phun nước bên trong để khi tiếp xúc với khí thải, bụi sẽ va vào thành thiết bị và rơi xuống đáy.
Trên đây là một số quy trình xử lý khí thải công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ dịch vụ sớm nhất.