Các hệ thống xử lý bụi kim loại thường áp dụng đối với các nguồn thải phát sinh từ lĩnh vực xi mạ, sắt thép hay các cơ sở sản xuất có liên quan đến việc nấu chảy kim loại. Bụi kim loại là thành phần độc hại, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường và còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Vậy bụi kim loại phát sinh từ nguồn nào cũng như cách xử lý nào hiệu quả hơn? Để hiểu rõ hơn, bạn hãy theo dõi những thông tin qua bài viết hôm nay của Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất.
1. Cách giảm bụi kim loại trong sản xuất công nghiệp
Những nguồn phát thải kim loại nặng chứa Cd, Hg và Pb thường liên quan đến quá trình đốt cháy nhiên liệu. Quá trình công nghiệp chủ yếu phát thải khí ô nhiễm chứa nhiều Cd và Pb từ một số cơ sở công nghiệp có sử dụng kim loại nặng trong quá trình nấu chảy.
Để kiểm soát điều này, kinh tế ở một số nước đã có những chuyển biến rõ rệt trong giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng cửa cơ sở công nghiệp cũ với mức xả thải ô nhiễm lớn.
Đối với thủy ngân, các hoạt động sản xuất điện và nhiệt điện được xếp vào danh mục các ngành có mức xả thải lớn nhất. Phát thải thủy ngân đối với lĩnh vực này liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng nhiên liệu như than. Do đó, kể từ thế kỷ 21, ngành công nghiệp này chứng kiến sự dịch chuyển mạnh mẽ từ việc thay đổi nhiên liệu từ than sang khí cùng nhiều nguồn năng lượng khác. Nhiều nhà máy nhiệt điện than cũ, kém hiệu quả và mức độ gây ô nhiễm bị đóng cửa hoặc cải tiến hơn.
2. Hình thức xử lý bụi kim loại công nghiệp
Ô nhiễm bụi kim loại tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, chứa các thành phần như đồng, kẽm, sắt, cadium, thủy ngân,… Tại nhiều cơ sở, nhà máy, xí nghiệp vấn đề bụi kim loại trở nên nghiêm trọng hơn khi doanh nghiệp chưa biết cách xử lý khí thải đúng cách. Đối với môi trường chứa nồng độ bụi kim loại lớn dễ gây ra các vấn đề như:
- Làm giảm năng suất lao động vì ảnh hưởng đến sức khỏe con người;
- Giảm tuổi thọ máy móc;
- Tăng chi phí bảo trì;
- Giảm chất lượng của sản phẩm;
- Gây ô nhiễm môi trường.
Với những tác hại này, người ta thường ứng dụng hệ thống lọc khí, thiết kế hệ thống xử lý khí thải ngay tại nguồn để hạn chế việc phát thải quá mức, xử lý đến ngưỡng cho phép và đạt tiêu chuẩn xả thải. Do đó mà các hệ thống lọc khí thải trở thành trợ thủ đắc lực trong việc cân bằng và làm sạch dòng khí trước khi đưa trở lại môi trường.
3. Thiết bị lọc bụi
Đối với bụi công nghiệp thường được xử lý bằng hệ thống cyclon và thiết bị lọc bụi túi vải. Khác với cyclon khô, cyclon ướt thường sử dụng dung dịch như nước để tách bỏ hạt bụi có kích thước lớn ra khỏi dòng khí. Còn với hạt bụi mịn khó xử lý thì lọc túi vải có nhiệm vụ thu giữ và loại bỏ trước khi đưa khí thải đạt chuẩn và thoát ra bên ngoài.
Những quy trình xử lý bụi thường được vận hành liên tục để đạt được hiệu suất cao. Thông thường, với việc ứng dụng giải pháp cyclon và lọc túi vải càng làm tăng khả năng khử bụi đạt đến 99%. Đồng thời với những dòng khí từ quy trình sản xuất có nhiệt độ lớn, do đó, các hệ thống xử lý bụi này cũng chịu được nhiệt độ lớn.
So với hệ thống lọc bụi tĩnh điện đòi hỏi chi phí vận hành lớn thì những hệ thống này tương đối đơn giản, dễ vận hành, dễ bảo trì thay thế. Đồng thời, chi phí đầu tư thấp cùng quá trình hoạt động ổn định hẳn sẽ trở thành kỹ thuật xử lý khí được sử dụng rộng rãi.
Nếu như bạn cần tìm hiểu rõ hơn về cơ chế, quy trình cũng như chức năng xử lý của thiết bị cyclon và lọc túi vải thì hãy tìm hiểu thêm về một số thông tin, bài viết mà Hợp Nhất đã chia sẻ trước đây. Đồng thời, nếu như bạn có thắc mắc gì về vấn đề xử lý khí thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.