Làm thế nào để xử lý khí thải nhà máy cao su? Lựa chọn giải pháp công nghệ nào để loại bỏ hiệu quả khí độc hại và hàm lượng bụi trong nguồn khí thải?
Không chỉ phải xử lý nước thải chế biến mủ cao su mà các doanh nghiệp trong ngành cần phải áp dụng công nghệ mới để xử lý khí thải phát sinh. Những vấn đề này đều là những thắc mắc của nhiều doanh nghiệp trong việc giải quyết khí thải sản xuất cao su gây ra.
Bài viết hôm nay Hợp Nhất sẽ điểm qua những giải pháp xử lý khí thải cho các nhà máy chế biến cao su!
1. Đặc tính của khí thải nhà máy cao su
Quá trình sản xuất cao su sẽ tạo ra nhiều thành phần khác nhau trong đó bao gồm các thành phần chủ yếu dưới đây:
- Các thành phần phức tạp: ankan, ankin, hydrocacbon, phenol, andehit, xeton, axit hữu cơ,…
- Các thành phần vô cơ: H2S, NH3, SO2, muội than,…
- Các thành phần chính của khí thải gồm dung môi hữu cơ dễ bay hơi (benzen, toluen, xylen), lưu huỳnh dioxit, hydro sunfat, oxit nito cùng các khí độc hại và mùi hôi.
2. Phương pháp xử lý khí thải nhà máy cao su
Khí thải cao su thường chứa nhiều thành phần phức tạp vì nồng độ mùi cao nên các phương pháp đơn lẻ lại không đạt được mục đích xử lý khí thải triệt để. Do đó để khí thải được xử lý đạt quy chuẩn thì cần giảm phát thải mùi hôi và kết hợp cùng nhiều quá trình khác nhau. Để làm được điều này cần dựa vào các tiêu chí hóa học và lý hóa của các thành phần ô nhiễm mà lựa chọng giải pháp hiệu quả cùng chi phí đầu tư và vận hành tối ưu nhất.
2.1. Xử lý khí thải bằng phương pháp cơ bản
- Phương pháp hấp thụ: quá trình xử lý giữa chất ô nhiễm và chất hấp thụ trong dòng khí cần xử lý. Các chất hấp thụ bao gồm nước hoặc các dung dịch như NaOH, ozone vì thế mà hệ thống được thiết kế dễ vận hành – bảo trì, đơn giản với khả năng làm sạch cao.
- Phương pháp hấp phụ: chủ yếu dùng vật liệu có tính năng hấp phụ và bề mặt xử lý lớn như than hoạt tính, zeolite,… có tác dụng loại bỏ các thành phần khí độc, mùi hôi từ quá trình sản xuất của các nhà máy chế biến cao su.
2.2. Quá trình Oxy hóa xúc tác tổng hợp
- Cấu trúc bên trong của bộ lọc khí thải được sử dụng với cấu trúc đặc biệt cùng thiết bị tích hợp sẵn, chất lỏng hấp thụ và khí thải tiếp xúc để phân hủy hoàn toàn chất oxy hóa xúc tác để loại bỏ vật liệu không thể hấp thụ.
- Ứng dụng chất oxy hóa xúc tác phân hủy hóa học các thành phần khí độc và tiếp xúc với chất oxy hóa thành chất vô hại.
- Đầu tiên khí thải đi qua thiết bị hấp thụ và lọc khí khải để oxy hóa xúc tác và oxy hóa mạnh dưới tác dụng chất xúc tác.
- Các phản ứng hình thành các gốc hydroxyl hoặc gốc peroxit ổn định với đặc tính là chất oxy hóa mạnh và có khả năng phản ứng với các hợp chất hữu cơ trong khí thải.
- Quá trình hấp thụ phân hủy chất ô nhiễm thành H2O và CO2 để đạt được mục đích làm sạch dòng khí. Ưu điểm của quá trình này với chi phí thấp, không bị tắc nghẽn, hệ thống hoạt động ổn định và đáng tin cậy hơn.
3. Xử lý bụi từ nhà máy chế biến mủ cao su
Quá trình sản xuất và chế biến mủ cao su không chỉ chứa nhiều khí thải độc hại mà nồng độ bụi cũng lớn hơn. Đối với hệ thống XLKT người ta thường dùng quạt chụp hút trên đường ống và dẫn bụi vào cyclon để khử bụi. Khi đó bụi di chuyển xoáy theo ống trụ đi xuống và tiếp tục di chuyển sang thiết bị lọc bụi túi vải. Nhờ thiết bị cyclon mà hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm va chạm vào thành bị mất quán tính và rơi xuống phễu thu bụi riêng biệt.
Thiết bị lọc bụi túi vải được cấu tạo từ tấm vải với các khe nhỏ chỉ cho phép dòng khí đi qua và bụi bị giữ lại trên bề mặt. Nhờ lực hút tĩnh điện và lực hấp dẫn mà thiết bị này giữ lại nhiều hạt bụi có kích thước nhỏ. Lớp màng bám dính hình thành ngày càng dày có tác dụng thu giữ nhiều hạt bụi nhỏ hơn. Tuy nhiên cần làm sạch lớp màng này vì sau một thời gian lớp bụi dày lên ngăn cản quá trình lọc bụi. Phần khí sạch sau khi lọc được dẫn qua ống khói và đi ra ngoài.
Nếu Quý Doanh nghiệp cần thiết kế hệ thống xử lý khí thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768.