Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiếu khí

Tính toán Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiếu khí là một bước quan trọng. Bởi vì, mỗi công nghệ xử lý hiếu khí có mức độ sản xuất và tạo ra lượng bùn khác nhau. Vì thông thường, lượng bùn tạo ra thường chiếm ½ chi phí xử lý. Bất kỳ HTXLNT cũng phải xử lý thứ cấp để tăng hiệu quả loại bỏ chất gây ô nhiễm. Trong đó nổi bật là công nghệ sinh học được đánh giá là hiệu quả, kinh tế để phân hủy và loại bỏ thành phần hữu cơ trong xử lý nước thải lò giết mổ, hóa chất, chế biến thực phẩm cùng các ngành công nghiệp khác.

1. Chi phí xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải hiếu khí

Đầu tiên phải xác định tốc độ dòng chảy vì nó thể hiện năng lực xử lý của hệ thống. Tốc độ càng cao thì chi phí càng lớn. Mặc dù chi phí về công suất có thể giảm bằng cách lựa chọn công nghệ phù hợp với khối lượng nước thải như hệ thống bùn hoạt tính. 

Một yêu cầu khác cần xem xét là đặc tính dòng chất thải cần xử lý. Chỉ khi hiểu rõ hàm lượng chất dinh dưỡng, chất hữu cơ ở mức độ nào sẽ giúp thu hẹp việc ứng dụng công nghệ hơn. Đối với những nguồn thải có hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ phức tạp, bể phản ứng sinh học cố định có thể mang lại nhiều lợi ích về chi phí.

So với những hệ thống lớn tốn kém thì việc đầu tư vào hệ thống có diện tích nhỏ gọn cũng là sự lựa chọn khả thi. Chi phí vận hành – bảo trì XLNT hiếu khí thay đổi từ công nghệ này sang công nghệ khác tùy thuộc vào hóa chất, thiết bị để duy trì hệ thống.

Trong đó, quy trình bùn hoạt tính tạo ra lượng bùn lớn còn những công nghệ phản ứng sinh học khác lại thấp hơn. Những bể phản ứng sinh học trở thành lựa chọn khả thi về mặt kinh tế.

2. Những công nghệ hiếu khí hiện đại

Ngoài bùn hoạt tính truyền thống, xử lý hiếu khí còn tích hợp trong nhiều công nghệ mới nổi gần đây với khả năng làm sạch nguồn thải tối ưu.

2.1. Bể phản ứng sinh học cố định (FBBR)

  • Hệ thống gồm nhiều bể với nhiều ngăn chứa vật liệu cố định.
  • Những giá thể trong nước với diện tích đủ cao hình thành lớp màng sinh học với tuổi thọ lâu, hình thành và chi phí xử lý bùn thấp.
  • Khi thiết kế hệ thống FBBR đáp ứng yêu cầu kỹ thuật xử lý với các ngăn hiếu khí – thiếu khí xen kẽ cho phép loại bỏ cacbon, khử nito, khử muối, nitrat hóa, hử sunfide,…

2.2. Bể hiếu khí sinh học MBBR

  • Hệ thống gồm nhiều bể sục khí chứa chất mang sinh học polyetylen chuyển động bên trong. Chất mang màng sinh học gồm giá thể tồn tại lơ lửng bằng cách sục khí hoặc khuấy trộn cơ học.
  • Công nghệ hiếu khí MBBR cho phép XLNT có hàm lượng BOD lớn, thường đứng sau bể lắng với khả năng xử lý cao, tạo ra lượng bùn thải thấp hơn.

2.3. Bể phản ứng màng sinh học có khí màng (MABR)

  • Với những thách thức về vấn đề vận hành – bảo trì nên hệ thống MABR hứa hẹn giải quyết các trở ngại này khi giảm đến 90% năng lượng sục khí và giảm đến 50% chi phí xử lý.
  • Oxy được cấp liên tục vào màng sinh học cố định tạo điều kiện phát triển quá trình nitrat hóa và khử nitrat.

2.4. Bể hiếu khí phản ứng sinh học MBR

  • Đây là công nghệ tiên tiến thường kết hợp cùng bùn hoạt tính sinh trưởng lơ lửng gắn liền với quy trình lọc màng mà không cần lắng để tách chất rắn.
  • Đặc tính của MBR tạo ra chất rắn hỗn hợp cao, thời gian lưu giữ chất rắn lâu, không gây ô nhiễm thứ cấp và chất lượng nước thải đầu ra tốt hơn. Vì thế MBR thường sử dụng để xử lý nước thải tòa nhà, quán ăn, sinh hoạt,…
  • Tùy theo bản chất nước thải mà thiết kế hệ thống MBR phù hợp với mục tiêu xử lý bao gồm bể hiếu khí, sục khí, màng lọc, màng siêu lọc dạng sợi rỗng.

Tùy theo từng hệ thống và công nghệ khác nhau mà Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiếu khí, Quý khách hàng cần hỗ trợ có thể liên hệ Công ty xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bài viết liên quan: Đặc điểm của xử lý nước thải công nghệ MBBR