Nhiều chuyên gia đánh giá nước thải từ trang trại, ao nuôi tôm thường có lợi cho môi trường xung quanh như sông, hồ, đại dương vì chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, tải lượng hữu cơ. Nhưng khi có nhiều trang trại xả nước thả, lúc đó lưu lượng xả thải vượt quá mức khiến các thủy lực nước bị ô nhiễm. Tác động không chỉ gây bất lợi đối với môi trường mà cả con người. Sự tàn phá môi trường sẽ kéo theo sự giảm sụt giảm về năng suất sản xuất, nhất là ngành nông nghiệp. Khi xử lý nước thải ao nuôi tôm không đúng cách trở thành “phương tiện” làm lây lan nhiều bệnh tật.
1. Những giải pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm
Có nhiều giải pháp để xử lý nước thải ao nuôi tôm như:
1.1. Chế độ thức ăn tối ưu cho ao nuôi tôm
- Khi nhận thấy hàm lượng chất hữu cơ trong nước quá cao cần xem xét đến chế độ thức ăn, vì chất hữu cơ tạo ra trong quá trình phân hủy của thức ăn, hàm lượng, chất lượng và chế độ cho ăn.
- Và để giảm lượng chất dinh dưỡng dư thừa cần cho ăn đúng lượng và đúng thời điểm.
1.2. Thiết kế ao lắng ao nuôi
- Một trong những cách hiệu quả nhất là giảm chất rắn cần thiết kế ao lắng. Phần nước thải chảy qua sẽ được lắng để giữ lại chất hữu cơ, chất lơ lửng thay vì thải ra ngoài môi trường.
- Bằng cách này có thể giảm đến 90% lượng chất rắn lơ lửng.
1.3. Tăng cường hút/trao đổi nước
- Để giảm tải lượng chất hữu trong quá trình nuôi tôm có chứa amoniac cần hút nước thường xuyên.
- Khi tải lượng chất hữu cơ lắng xuống dưới dạng bùn, được hút thường xuyên để giảm nồng độ amoniac.
- Cách này có lợi cho việc duy trì chất lượng nước trong suốt chu kỳ đảm bảo nước thải đầu ra chứa tải lượng hữu cơ thấp.
- Đồng thời, thay nước cũng là cách tốt nhất để ngăn chặn tải lượng hữu cơ tích tụ, gây ra các vấn đề về sức khỏe tôm nuôi và ô nhiễm môi trường.
2. Ứng dụng kỹ thuật xử lý sinh học
- Một trong những cách tối ưu là thiết kế hệ thống xử lý nước thải dùng công nghệ như đầm phá, ao/hồ sinh học.
- Trong đó có dùng vi khuẩn, VSV có lợi loại bỏ vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh trong nước thải đồng thời phân hủy nhanh nhiều hợp chất hữu cơ khác.
2.1. Thiết kế hệ thống biofloc
- Cách quản lý chất thải khác cũng khá hiệu quả là hệ thống biofloc đang dần phổ biến.
- Hệ thống bao gồm quá trình trao đổi nước bằng cách duy trì tỷ lệ cacbon thông qua bổ sung các nguồn cacbon bên ngoài như mật rỉ đường. Nhờ vậy mà quần thể sinh vật phát triển.
- Các flocs giúp chuyển đổi amoniac cùng nhiều hợp chất hữu cơ thành thức ăn của tôm. Điều này giúp chất lượng nước tốt hơn, ít mầm bệnh.
2.2. Ứng dụng hệ thống ao nuôi ghép
- Cách này ngày càng được nhiều người sử dụng với mục tiêu tăng năng suất tôm nuôi và chất lượng nước cải thiện hơn.
- Mô hình ghép thường 3 hệ thống gồm nuôi ghép trực tiếp (2 loài nuôi trong 1 ao), nuôi ghép trong lồng và nuôi ghép tuần tự.
- Quá trình nuôi ghép có tác dụng giảm tác động đến môi trường. Thông qua đó, một số loài dùng chất thải như nguồn thức ăn. Chẳng hạn như cá rô phi (giảm thiểu đáng kể nito photpho), rong biển (hấp thụ tải lượng chất hữu cơ lớn) và cá măng (dùng chất hữu cơ làm thức ăn, tăng khả năng kháng bệnh).
2.3. Rừng ngập mặn làm vùng đệm
- Nhờ khả năng hấp thụ và dùng chất dinh dưỡng, chất hữu cơ mà rừng ngập mặn cũng được đánh giá có khả năng xử lý nước thải.
- Trước khi thải ra môi trường, nước thải đi qua rừng ngập mặn, chất rắn lắng xuống, đồng thời xử lý chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) dẫn đến nước thải ít bị ô nhiễm hơn.
Như vậy, đối với trang trại nuôi tôm cần chủ động hạn chế và ngăn chặn những tác động tiêu cực đến môi trường. Bài viết này sơ lược về một số giải pháp giảm thiểu tác động xấu từ nước thải nuôi tôm.
Công ty Hợp Nhất là đơn vị chuyên xử lý nước thải mọi ngành nghề, trong đó có nước thải các ngành nuôi trồng, chế biến thủy hải sản.
Hy vọng những cách trên có thể cung cấp những hiểu biết thực tế trong việc cải thiện chất lượng nguồn nước, tăng tính bền vững về môi trường và hiệu quả kinh tế hơn trong lĩnh vực thủy sản. Nếu bạn cần tư vấn, vận hành hệ thống thì hãy liên hệ ngay công ty môi trường xử lý nước thải qua Hotline: 0938.857.768 để hỗ trợ miễn phí.