Sản xuất, tái chế gang thép và mộc là 2 ngành phát thải nhiều khí thải, khí thải chứa nhiều tạp chất ô nhiễm tác động xấu đến môi trường tự nhiên và con người. Đứng trước cơ hội phát triển từ công nghiệp hóa – hiện đại hóa khiến nguồn khí thải chưa được xử lý phát thải ra ngoài môi trường. Môi trường ngày càng suy thoái vì thế cần ứng dụng phương pháp xử lý khí thải hiện đại hơn tại các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về nguồn thải và phương thức xử lý, cùng Hợp Nhất tìm hiểu qua 2 lĩnh vực phát thải nhiều nhất.
1. Ngành phát thải nhiều khí thải: Ngành gang thép
1.1. Nguồn phát thải chính
- Khí nhà kính lớn vì sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như quặng sắt, than, khí thiên nhiên, nhiệt năng, điện năng từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
- Nguồn phát sinh bụi phát thải ở tất cả công đoạn gồm CO2, SOx, NOx trở thành nguồn tác nhân gây ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng.
- Luyện gang thép phát sinh khí thải trong quá trình đốt cháy cacbon, CO, H2, CH4,…
- Luyện thép bằng lò điện hồ quang sử dụng than antraxit phát thải CO2 ra môi trường.
- Cán thép chủ yếu phát sinh bụi với thành phần chủ yếu là oxit kim loại làm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
1.2. Giải pháp xử lý
- Không đầu tư vào dự án có nguy cơ gây ô nhiễm, công nghệ lạc hậu không đảm bảo các điều kiện môi trường.
- Thay vào đó, các dự án đầu tư vào lĩnh vực gang thép bắt buộc phải lập đtm theo quy định nhằm đưa ra kế hoạch quản lý và kiểm soát bụi khí thải.
- Các doanh nghiệp phải trang bị đầy đủ thiết bị có tính năng kiểm soát ô nhiễm đáp ứng tiêu chuẩn với các việc ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại hơn.
- Áp dụng nhiều công nghệ sản xuất thép tiên tiến, chú trọng nhiều hơn đến công nghệ “sạch”, sử dụng công nghệ ít tốn vật tư, nguyên liệu không gây ô nhiễm.
- Tập trung vào mục tiêu sản xuất bền vững, không phát thải khí nhà kính, đổi mới công nghệ và cải tiến các phương thức sản xuất hiệu quả hơn.
- Các nhà xưởng, khu vực sản xuất cần đảm bảo phát triển đi kèm với tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu khí nhà kính bằng cách lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, thiết bị lọc bụi trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Cần thực hiện chiến lược kiểm soát bụi khí thải đảm bảo nồng độ khí độc hại, bụi đạt giá trị tiêu chuẩn trước khi đưa ra ngoài khí quyển.
Xem thêm bài viết chi phí xây dựng hệ thống xử lý khí thải
2. Ngành phát thải nhiều khí thải: Ngành mộc
2.1. Nguyên nhân phát thải gây ô nhiễm
- Quy mô cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, chủ yếu nằm trong các khu dân cư chật hẹp.
- Các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhưng vẫn bảo thủ chưa chịu di dời đến khu vực an toàn hơn.
2.2. Tình trạng ô nhiễm
- Các làng nghề truyền thống gây ô nhiễm hàng chục năm với thực trạng tiếng ồn từ máy cưa, máy bào, đục, xử gỗ hoạt động liên tục.
- Bụi gỗ từ xưởng gỗ, mộc bay lơ lửng, mùi sơn, phủ bóng phát tán ra ngoài theo không khí bốc mùi hắc, ngột ngạt, khó chịu.
- Sơn không thể thiếu trong quá trình sản xuất, sơn chứa nhiều chất độc hại gây nguy hiểm cho môi trường và con người.
- Vì tiếp xúc với môi trường không đảm bảo khiến người dân đối mặt với nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, viêm xoang, viêm phế quản, viêm da dị ứng.
- Quá trình sấy gỗ mang theo cuộn khí có mùi chua của gỗ ẩm, mùi hôi của nấm mốc.
- Bụi gỗ mang theo nhiều thành phần hóa học, chất độc hại có kích thước nhỏ gây nguy hiểm khi phát tán ra ngoài.
2.3. Giải pháp xử lý nguồn phát thải
- Thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, lọc bụi có tác dụng thu giữ và làm sạch nguồn khí, giảm thiểu lượng bụi phát thải ra ngoài môi trường, đảm bảo sức khỏe người lao động.
- Để hạn chế ô nhiễm, các xưởng mộc cần xây dựng tường, rào chắn, quạt hút công suất lớn, quạt thông gió nhằm ngăn chặn khí thải, bụi từ các cơ sở, nhà xưởng.
Đứng trước cơ hội tiếp xúc với nhiều xu hướng phát triển kinh tế mới, môi trường có nguy cơ bị tác động từ nhiều nguồn thải khác nhau. Quý Khách hàng cần hỗ trợ thêm dịch vụ tư vấn môi trường thì hãy liên hệ trực tiếp với congtyxulynuocthai.vn qua Hotline 0938.857.768