Sử dụng phương pháp, quy trình nào để xử lý nước thải gia công kim loại? Các quá trình này diễn ra thế nào? Các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này là gia công kim loại không qua gia công (dập, chiết, kéo); gia công (phay, tiện, mài, cắt) và hoàn thiện (dựa trên xử lý nhiệt trên bề mặt).
Điểm chung của các kỹ thuật đều sử dụng nguyên liệu như thép, sắt, thép không gỉ, nhôm. Về cơ bản, những hoạt động trên tác động nhiều đến môi trường dẫn đến phát thải nhiều khí độc hại và thải khí ô nhiễm vào khí quyển. Đặc biệt cần xử lý nước thải kim loại nặng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
1. Đặc tính nước thải ngành gia công kim loại
Bản chất của loại hình công nghiệp tiêu thụ dầu bôi trơn cho việc cắt, đúc và xử lý cơ khí cho các bộ phận kim loại. Lâu dần chúng trở thành chất thải lỏng ô nhiễm nên phải được xử lý đúng cách.
Dầu bôi trơn rất cần thiết cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa phần kim loại đang gia công với thiết bị đang sử dụng. Điều này đáp ứng nhu cầu bôi trơn, làm mát, loại bỏ phôi cũng như ngăn ngừa gỉ sét.
Lượng dầu dùng càng lớn càng gây ô nhiễm môi trường khi không được xử lý đúng cách. Chẳng hạn như dầu, chất béo, kim loại, bụi và VSV phân hủy chất hữu cơ. Việc quản lý cũng tốn kém hơn, nồng độ lớn, tăng khối lượng chất thải ban đầu cũng như tạo ra nhũ tương khiến quá trình tách và tinh chế trở nên khó khăn hơn.
Nguồn nước thải từ các quá trình trên chứa nhiều thành phần, gồm:
- Chất hoạt động bề mặt: natri sulfonat, glycol.
- Chất ức chế ăn mòn: amin, amit, borat và nitrit.
- Chất tạo bọt: format, phenol, boron và polyglyco.
Nước thải sản xuất kéo theo lượng dầu thải lớn hình thành hỗn hợp gọi là nước nhờn. Vì thế với phần nước thải độc hại, chứa nhiều kim loại, hóa chất cùng nhiều sản phẩm phân hủy độc hại thường xếp vào danh mục chất thải nguy hại.
2. Phương pháp xử lý nước nhờn trong gia công kim loại
Có nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau, gồm:
- Phương pháp không phân hủy: hóa học, màng và bay hơi.
- Phương pháp phân hủy: sinh học, oxy hóa nâng cao.
Đối với quy trình hóa học
- Trung hòa điện tích bề mặt để phá vỡ nhũ tương bằng hóa chất như axit vô cơ (axit sulfuric, axit hydrochloric), các muối (natri, sắt, magie, canxi clorua, sắt hoặc nhôm sunfat).
- Dùng polyme cation tích điện làm mất ổn định điện tích âm.
- Phần còn lại chất gây ô nhiễm được loại bỏ qua các quá trình hóa lý thay đổi theo từng thành phần của nước thải.
Đối với quy trình màng
- Thường dùng màng siêu lọc vì màng vi lọc không đủ khả năng lưu giữ. Còn màng lọc nano, thẩm thấu ngược dễ bị tắc nghẽn do hợp chất hữu cơ kích thước lớn.
- Siêu lọc mang lại kết quả cao ở áp suất thấp, nên phải yêu cầu nhiệt độ vừa phải (trên 60 độ C), giá trị pH tối đa, chất rắn cao, dung môi hoặc dầu nhũ hóa.
Đối với bốc hơi
- Giải pháp xử lý nước thải này hiệu quả hơn so với loại nước thải không thể xử lý bằng phương pháp thông thường.
- Công nghệ đơn giản và hoàn thiện để xử lý hiệu quả nước chứa dầu, thích ứng nhanh khi thay đổi thể tích và nồng độ nước thải.
- Công nghệ tiêu thụ năng lượng thấp hơn.
Đối với quy trình sinh học XLNT gia công kim loại
- Xử lý sinh học không mang lại hiệu quả cao với dẫn xuất của bo, phenol, formal, polyglycol khi được sử dụng như phương pháp xử lý duy nhất.
- Xử lý sinh học cần kết hợp với quá trình hóa lý sơ bộ, giai đoạn xử lý bậc 3 để làm sạch nước đã qua xử lý.
Đối với oxy hóa bậc cao
- Thường dùng quá trình oxy hóa ướt vì phù hợp với nước thải có tải trọng cao, chứa các hợp chất không độc hại.
- Oxy hóa nâng cao khá hiệu quả để loại bỏ chất ô nhiễm nhưng cần cân nhắc về chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì hệ thống XLNT.
- Khi tất cả các chất bị oxy hóa cần quy trình bổ sung để xử lý chất ô nhiễm khác nhau như kim loại nặng.
Như vậy, cơ sở gia công hay doanh nghiệp lớn cần xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường theo quy định của Nhà nước. Để hiểu rõ hơn nhiều cách XLNT hoàn thiện hơn thì hãy liên hệ ngay Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768. Chúng tôi sẽ tư vấn và báo giá dựa trên đặc điểm nguồn thải hoặc phù hợp với nhu cầu của Khách hàng.