Những tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH) như mực nước biển dâng, hạn hán, sóng nhiệt, thay đổi lượng mưa,… tác động đến sức khỏe con người như thế nào?
Cùng hethongxulynuocthai tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!
Những tác động sức khỏe do BĐKH
Đối với sóng nhiệt
- Nhiều đợt nắng nóng có thể gây chết người, như các đợt nắng nóng ở châu Âu (2003), ở Nga (2010) khiến hàng chục người thiệt mạng.
- Khi nhiệt độ cao hơn khiến nhiều nhóm dân cư dễ bị tổn thương hơn như người trẻ, người già, người mắc bệnh mãn tính.
- Dự báo, khí nhà kính toàn cầu ở mức cao khiến dân số ảnh hưởng tăng lên 75%.
Chất lượng không khí khi BĐKH
- Mặc dù ngày càng nhiều công nghệ để xử lý khí thải hiện đại hơn nhưng chất lượng không khí vẫn ở mức ô nhiễm cao.
- Theo tổ chức y tế thế giới, ô nhiễm không khí ngoài trời khiến 4,2 triệu ca tử vong mỗi năm. Các chất ô nhiễm gồm hạt bụi mịn làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe như bệnh tim, đột quỵ, nhiễm trùng hô hấp, ung thư phổi.
- Ozon là chất nguy hiểm hình thành từ ánh sáng mặt trời với oxit nito, các khí thải khác. Những sự biến đổi khí hậu làm tăng người chết và nhập viện do ONKK.
- Các hạt bụi mịn không ngừng gia tăng khiến các bệnh hô hấp, tim mạch, xơ phổi ung thư phổi tăng lên.
Chất lượng nước
- BĐKH làm lượng mưa tăng, hạn hán, lũ lụt, nhiệt độ ấm hơn cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
- Khi hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên hơn làm giảm khả năng hấp thụ của đất, tạo ra dòng chảy lớn dẫn đến việc ô nhiễm hệ thống cống ngầm, bể tự hoại bị rò rỉ.
- Các dòng chảy nông nghiệp tác động rõ rệt nhất làm bùng phát nhiều bệnh đường tiêu hóa, tả,…
- Nguy cơ nhiễm khuẩn, động vật nguyên sinh phát sinh từ dòng thải chăn nuôi.
- Các nguy cơ sức khỏe liên quan đến cơ sở hạ tầng bị hỏng, lượng nước thải dư thừa vào các vùng nước tự nhiên.
- Những hiểu biết về khí hậu liên quan đến thời tiết, sự thay đổi việc dùng đất phức tạp làm tăng thách thức sức khỏe.
BĐKH tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
- Nhiệt độ toàn cầu tăng khiến các tác nhân gây bệnh như muỗi, ve, thậm chí vi rút zika ngày càng nhiều. Còn khi lượng mưa tăng khiến khả năng sinh sản của muỗi cùng các loại côn trùng khác cũng tăng theo.
- Biến đổi khí hậu làm tăng việc lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Ghi nhận số ca mắc tăng mạnh trong nhiều năm qua.
- Do đó mà những thay đổi sử dụng đất và hành vi con người tác động rất lớn đến khả năng lây lan của dịch bệnh.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trước BĐKH?
Diễn biến BĐKH tác động rõ rệt cho sức khỏe cộng đồng ngày càng phức tạp. Các điều kiện y tế ở địa phương yêu cầu phải đối phó với thách thức hiệu quả hơn. Đồng thời cần theo dõi, kiểm tra chất lượng nước, cảnh báo chất lượng nước, cải thiện chi phí đầu tư, xử lý phù hợp.
Các quốc gia phải áp dụng và tiếp tục phát triển nhiều chính sách giảm thiểu khí nhà kính nhưng vẫn phải ưu tiên bảo vệ sự an toàn và sức khỏe cộng đồng. Việc tạo ra không gian xanh hơn giúp chống lại các đảo nhiệt độ thị, giảm nhiệt độ khắc nghiệt, giảm cacbon ra khỏi khí quyển.
Mục tiêu quan trọng nhất giảm khí thải giao thông vận tải. Đặc biệt phải cải thiện và thúc đẩy giao thông công cộng, giảm phương tiện lưu thông. Khuyến khích dùng xe điện, tăng cường đầu tư vào hệ thống xe buýt thân thiện với môi trường. Với những chiến lược này, các quốc gia có thể giảm thiểu ô nhiễm, giảm khí thải độc hại để chống lại chất lượng không khí kém, nhất là BĐKH.
Biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu ở TK 21, và trong tương lai, có cũng là nguy cơ thảm họa cho toàn nhân loại. Ứng phó với BĐKH thuộc một trong những kế hoạch quan trọng để mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giảm chi phí sức khỏe và cải thiện các mối quan hệ xã hội.